(BDO)Ngày 20-2,ânhàngNhànướcViệtNamĐổimớicôngtácđiềuhànhtăngtrưởngtíndụbanh trực tiếp Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến toàn ngành về đẩy mạnh tín dụng ngân hàng năm 2024. Hội nghị do Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng và Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú đồng chủ trì.
Tại điểm cầu Bình Dương, ông Võ Đình Phong, Giám đốc NHNN Chi nhánh Bình Dương chủ trì hội nghị.
Ngành ngân hàng đẩy mạnh tín dụng năm 2024.Trong ảnh: Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu NHNN Việt Nam
Ngay từ đầu năm 2024, NHNN đã quyết liệt thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về ưu tiên hỗ trợ tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát tại Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo, thực hiện các giải pháp điều hành hoạt động tín dụng, tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng. Theo đó, NHNN đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng (TCTD) trong cung ứng tín dụng, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong tiếp cận tín dụng...
Năm 2024, NHNN định hướng mức tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống khoảng 15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Song song đó, NHNN tiếp tục điều hành lãi suất hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế. Đầu năm 2024, NHNN tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành nhằm tạo điều kiện cho TCTD tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp để góp phần hỗ trợ nền kinh tế.
Năm 2024, NHNN điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến thị trường, kinh tế vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ; chỉ đạo các TCTD tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng; tập trung cho chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư cũ, chương trình cho vay liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng đồng bằng sông Cửu Long; tiếp tục đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ được giao của ngành ngân hàng tại các chương trình mục tiêu quốc gia...
Tại Bình Dương, tổng nguồn vốn huy động đến cuối năm 2023 đạt 306.032 tỷ đồng, tăng 10,76% so với năm 2022; tổng dư nợ đạt 327.630 tỷ đồng, tăng 14,73% so với năm 2022; nợ xấu tháng 1-2024 giảm 0,07% so với cuối năm 2023. Bên cạnh đó, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay trên địa bàn hiện nay đã giảm, các chi nhánh TCTD đã chủ động tiết giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay.
Để đẩy mạnh tín dụng, năm 2024 Bình Dương tiếp tục triển khai nhiều giải pháp, như: Triển khai chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, tham dự các hội nghị tiếp xúc doanh nghiệp, trực tiếp làm việc với các hiệp hội, ngành hàng trên địa bàn nhằm tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng; thành lập đường dây nóng, cung cấp mã QR code để tiếp nhận phản ánh, nắm bắt các khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc tiếp cận vốn vay ngân hàng để kịp thời xử lý, tháo gỡ nhằm thúc đẩy tín dụng tăng 15% kế hoạch năm 2024...
Tin, ảnh: Thanh Hồng