【cách chơi bài điểm】Bình Định: Truyền thông chính sách phải đi trước để tạo đồng thuận xã hội
Chia sẻ với VietNamNet về vấn đề truyền thông chính sách của Bình Định, ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định khẳng định, Bình Định rất coi trọng việc truyền thông chính sách. Đây được xem là công tác để đưa chính sách vào cuộc sống. Việc truyền thông chính sách tốt sẽ có được đóng góp ý kiến của người dân, doanh nghiệp để cơ quan công quyền hoàn thiện chính sách, tạo sự đồng thuận của người dân và doanh nghiệp.
Chia sẻ tiếp về vấn đề này, ông Phạm Ngọc Thái cho biết, trong thời gian vừa qua, UBND tỉnh Bình Định và Sở TT&TT đã đẩy mạnh việc truyền thông chính sách đến người dân và các cơ quan báo chí nắm được các chủ trương chính sách từ Trung ương đến địa phương để chủ động tạo sự đồng thuận cao. Đây chính là cách để hoạt động truyền thông chính sách của Bình Định bắt đầu đi vào thực tiễn và đạt hiệu quả.
“Việc truyền thông chính sách không chỉ là một sớm một chiều mà đây là quá trình dài để người dân, tổ chức doanh nghiệp trên địa bàn hiểu và đồng thuận. Trước vấn đề đó, Sở TT&TT Bình Định đã xây dựng kế hoạch truyền thông chính sách với nhiều nội dung và trên nhiều loại hình truyền thông khác nhau để đạt hiệu quả cao. Bên cạnh công tác tập huấn cho các phóng viên làm việc ở các cơ quan báo đài ở địa phương và trung ương đóng trên địa bàn tỉnh”, ông Phạm Ngọc Thái nói.
Phó Giám đốc Sở TT&TT Bình Định cho biết, mới đây Sở TT&TT Bình Định đã tổ chức hội nghị tập huấn công tác truyền thông, xử lý thông tin khi thực hiện truyền thông dự thảo chính sách. Đã có gần 100 học viên là lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí của tỉnh và Trung ương đóng trên địa bàn, cán bộ, công chức, viên chức phụ trách công tác truyền thông chính sách của các sở, ban, ngành, địa phương, phòng VH-TT các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan Trung ương trên địa bàn tỉnh tham dự.
Hội nghị này đã cung cấp những kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ chuyên ngành, giúp cán bộ, công chức, viên chức phụ trách công tác truyền thông có thể vận dụng vào thực tiễn triển khai thực hiện nhiệm vụ tại cơ quan, đơn vị, địa phương, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
Ông Phạm Ngọc Thái, Phó Giám đốc Sở TT&TT, cho biết: Công tác truyền thông các chủ trương, đường lối, chính sách hiện nay được Đảng và Nhà nước đặc biệt coi trọng với phương châm truyền thông đi trước để thống nhất nhận thức, tạo đồng thuận trong toàn xã hội, kịp thời phát hiện và xử lý hiệu quả đối với những xu hướng thông tin sai lệch bản chất, không có lợi cho sự phát triển của đất nước.
Trong giai đoạn hiện nay, Bình Định đang tập trung đẩy mạnh phục hồi phát triển kinh tế xã hội. Để những chủ trương, chính sách và văn bản quy phạm pháp luật kịp thời được thông tin đến người dân, tổ chức, doanh nghiệp nhằm tạo sự đồng thuận xã hội đối với những chính sách, quy định pháp luật cần phải được ban hành hoặc điều chỉnh để đáp ứng đầy đủ, kịp thời và thực chất theo yêu cầu của thực tiễn cuộc sống.
Ông Phạm Dân, Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bình Định cho rằng, trong quá trình soạn thảo các văn bản quy phạp pháp luật mà có tác động lớn đến chính sách nếu chúng ta làm tốt công tác truyền thông chính sách sẽ tác động đến tình hình kinh tế xã hội và công tác quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực. Một văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình dự thảo được truyền thông rộng rãi đến người dân sẽ tác động tích cực đến quyền lợi và lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân.
Tháng 3/2023, Thủ tướng vừa ban hành Chỉ thị về việc tăng cường công tác truyền thông chính sách. Lần đầu tiên một hệ thống truyền thông chính sách được thiết lập từ Trung ướng đến tận tuyến xã.
Chỉ thị nêu rõ truyền thông chính sách là một nhiệm vụ, một chức năng quan trọng của cơ quan hành chính nhà nước các cấp. Báo chí và các loại hình truyền thông khác là kênh thông tin, là phương thức cơ bản, quan trọng để thực hiện việc truyền thông chính sách. Việc thiếu kế hoạch, thiếu chủ động, thiếu chuyên nghiệp trong cung cấp thông tin và truyền thông đã để xảy ra những sự cố, khủng hoảng truyền thông trên một số lĩnh vực, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước. Thủ tướng yêu cầu ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản trị thông tin truyền thông để phát hiện, dự báo các xu hướng thông tin tích cực và tiêu cực, có lợi và bất lợi cho công tác chỉ đạo điều hành. Cả nước hiện có hiện có khoảng 12.542 người phát ngôn từ cấp xã, phường thị trấn đến cấp Trung ương.