【clb empoli】Đẩy mạnh hợp tác giáo dục nghề nghiệp trong doanh nghiệp và trường nghề

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp Thủ đô hợp tác đào tạo với hơn 1.000 doanh nghiệp

Sáng 11/12,Đẩymạnhhợptácgiáodụcnghềnghiệptrongdoanhnghiệpvàtrườngnghềclb empoli UBND TP Hà Nội giao Sở Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Hội nghị Gắn kết giáo dục nghề nghiệp (GDNN) Thủ đô với thị trường lao động năm 2022. Tham dự hội nghị, có đại diện Tổng cục GDNN (Bộ LĐTBXH) lãnh đạo UBND TP Hà Nội; Sở LĐTBXH Hà Nội và 10.000 học sinh các trường THCS, THPT, trung tâm GDNN và gần 100 doanh nghiệp.

Bà Bạch Liên Hương - Giám đốc Sở LĐTBXH Hà Nội cho biết, trong những năm qua, chất lượng GDNN của Thủ đô ngày càng được khẳng định và nâng cao, đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp (DN) và thị trường lao động. Kết quả tuyển sinh, tốt nghiệp và giải quyết việc làm góp phần đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2022 đạt 72,23%, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra và tăng 1,13 điểm phần trăm so với năm 2021. Trong đó, tỷ lệ lao động có bằng cấp chứng chỉ đạt 52,5%, vượt 1,3 điểm phần trăm so với kế hoạch đề ra và tăng 2,3 điểm phần trăm so với năm 2021.

Ngay sau khi Hội nghị gắn kết GDNN với thị trường lao động năm 2021 được tổ chức tháng 4/2021, các cơ sở GDNN trên địa bàn thành phố đã đẩy mạnh hợp tác, gắn kết DN với nhiều hình thức phong phú, đạt hiệu quả cao. Tính đến tháng 12/2022 các cơ sở GDNN trên địa bàn đã hợp tác với gần 1.000 DN, tiếp nhận hơn 50.000 học sinh, sinh viên đến thực hành, thực tập; tham gia xây dựng, chỉnh sửa hơn 400 bộ chương trình, giáo trình; đặt hàng đào tạo với hơn 75.000 người; tuyển dụng 45.560 học sinh, sinh viên vào làm việc sau khi tốt nghiệp. Bên cạnh đó, DN hỗ trợ trang thiết bị, nguyên nhiên vật liệu đào tạo cho các cơ sở GDNN với tổng kinh phí hơn 15 tỷ đồng.

Đặc biệt, 30 DN tiêu biểu tham gia ký kết tại hội nghị năm 2021 đã tiếp nhận toàn bộ học sinh, sinh viên mà đơn vị đặt hàng đào tạo đến thực hành thực tập có trả lương và tiếp nhận toàn bộ các em tốt nghiệp của cơ sở GDNN đã ký kết có nhu cầu vào làm việc tại DN với mức thu nhập đạt từ 8 - 15 triệu đồng/tháng.

Khủng hoảng kinh tế và hậu Covid-19 đã tác động không nhỏ tới thị trường lao động. Điều này dẫn đến tình hình việc làm và thu nhập của người lao động có chiều hướng giảm. Có 31 DN phải giảm giờ làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động với 13.016 người lao động.

Trước tình hình đó, Sở LĐTBXH Hà Nội đã tham mưu tổ chức Hội nghị Gắn kết GDNN Thủ đô với thị trường lao động nhằm thúc đẩy hơn nữa việc nâng cao kỹ năng cho lao động.

Đẩy mạnh hợp tác giáo dục nghề nghiệp trong doanh nghiệp và trường nghề
Khoa chăm sóc sắc đẹp của Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội trình diễn kỹ năng nghề thu hút nhiều học sinh đến tham quan và tìm hiểu. Ảnh: NN

Học sinh, sinh viên, doanh nghiệp hào hứng tham gia

Tham gia hội nghị, các cơ sở GDNN cũng như lao động và cả các doanh nghiệp đều rất phấn khởi vì được tạo cơ hội để kết nối.

Các gian hàng của doanh nghiệp và các cơ sở GDNN đều có rất đông học sinh đến tham dự, tìm hiểu ngành nghề, cơ hội việc làm.

Ông Nguyễn Trọng Tiến - Hiệu trưởng trường Trung cấp Quốc tế Hà Nội cho biết, đây là lần thứ ba nhà trường tham gia Hội nghị Gắn kết GDNN Thủ đô với thị trường lao động.

"Hội nghị lần này có quy mô lớn hơn nhiều, chúng tôi được gặp gỡ và tư vấn cho các em học sinh; ký kết hợp tác đào tạo với 1 DN tại sân khấu lớn và 13 DN tại gian hàng. Chúng tôi mong muốn Sở LĐTBXH Hà Nội là cầu nối gắn kết giữa cơ sở GDNN và DN, để nhà trường quảng bá, kết nối với người học và các DN" - ông Tiến nói.

Em Lê Văn Nam - học sinh lớp 9 trường THCS Yên Hòa (Cầu Giấy) cho biết, em khá thích thú với các màn trình diễn kỹ năng nghề pha chế đồ uống của các anh chị. "Sau khi đi thăm nhiều gian hàng của các trường, em mong muốn sau này đăng ký học nghề ở trường Cao đẳng FPT hoặc trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội"- Nam chia sẻ thêm.

Ông Trương Anh Dũng - Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN cho rằng, Hội nghị Gắn kết GDNN Thủ đô với thị trường lao động là giải pháp hữu hiệu để đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng cho học sinh trong trường phổ thông. Đây là phương pháp để phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia.

Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN mong muốn các DN, tập đoàn và các cơ quan, tổ chức có liên quan tiếp tục hỗ trợ về nguồn lực, tăng cường phối hợp, tham gia để phát triển hệ thống GDNN đảm bảo cung ứng nguồn nhân lực cho thị trường lao động…

Các DN cung cấp đầy đủ thông tin cho các cơ quan quản lý nhà nước về nhu cầu tuyển dụng, sử dụng lao động, nhu cầu đào tạo về số lượng, cơ cấu ngành nghề, trình độ của lao động… Đồng thời, mong muốn các doanh nghiệp tham gia sâu vào các khâu của quá trình đào tạo từ xây dựng các chuẩn đào tạo, trao đổi chuyên môn, cập nhật các tiến bộ khoa học – công nghệ đến tổ chức đào tạo.

"Về phía các cơ sở GDNN nên tiếp tục bám sát nhu cầu của DN, của thị trường lao động, đa dạng hóa các hình thức hợp tác, phương thức kết nối; linh hoạt trong công tác tuyển sinh, đào tạo, đánh giá, tuyển dụng. Cùng với đó là điều chỉnh ngành nghề, chương trình đào tạo, mở rộng quy mô và tăng cường các điều kiện đảm bảo để nâng cao chất lượng đào tạo…nâng cao kỹ năng nghề cho lao động" - ông Trương Anh Dũng nhấn mạnh.

Hội nghị gắn kết GDNN năm nay có 3 nhóm hoạt động chính: Lễ ký kết đặt hàng đào tạo, hợp tác giữa cơ sở GDNN với DN; Tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh học nghề cho HS tốt nghiệp THCS, tốt nghiệp THPT; Phiên giao dịch việc làm. Ngoài ra, hội nghị còn có những hoạt động bên lề như trưng bày, giới thiệu sản phẩm, mô hình thiết bị đào tạo tự làm; trình diễn kỹ năng nghề tiêu biểu.