Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân,ẽphảiphạthợpđồnghoặcthaynhàthầtỷ số trận ajax Bộ Tài chính đã đề nghị Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương trong trường hợp nhà thầu chây ỳ, chậm tiến độ sẽ tiến hành phạt hợp đồng hoặc xem xét khả năng thay thế nhà thầu nếu thấy cần thiết; đồng thời có biện pháp xử lý trách nhiệm cụ thể đối với các chủ đầu tư chậm hoàn thiện thủ tục nghiệm thu, thanh toán.
Có bộ, ngành mới giải ngân dưới 40%
Số liệu tại báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, ước giải ngân kế hoạch vốn đầu tư từ nguồn NSNN 11 tháng năm 2017 là hơn 224.588,4 tỷ đồng, đạt 62,9% tổng kế hoạch vốn đầu tư năm 2017 theo nghị quyết của Quốc hội (cùng kỳ năm 2016 đạt 61,8%) và 66,3% kế hoạch vốn đã được Quốc hội phân bổ và Thủ tướng Chính phủ giao.
Đại diện Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) cho biết, đến nay có 16/44 bộ, ngành và 20/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân cao trên 80% như: Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (98,7%); Bộ Công thương (92,6%); Hải Dương (97,9%); Nam Định (98,1%); Bắc Ninh (94,4%),... Tuy nhiên, vẫn còn 3/44 bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân dưới 40% như: Bộ Y tế (26,1%); Bộ Kế hoạch và Đầu tư (38%); Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (35,4%).
Theo đánh giá của đại diện Vụ Đầu tư, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng giải ngân thấp. Đối với nguồn vốn NSNN, một số dự án do chậm trễ trong việc thẩm định bản vẽ thi công và tổng dự toán, dẫn đến bộ, ngành phê duyệt thiết kế và dự toán xây dựng công trình chậm. Đơn cử như dự án Đầu tư xây dựng Học viện Chính sách và phát triển của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
|
Bên cạnh đó, một số dự án có quy mô lớn, phức tạp đó là các dự án thực hiện theo hình thức tổng thầu vừa thiết kế vừa thi công, trong khi quy trình thẩm tra, thẩm định, phê duyệt thiết kế và dự toán phức tạp, kéo dài dẫn đến chậm trễ tiến độ triển khai tại hiện trường. Nhiều công việc đã hoàn thành nhưng chưa có dự toán được phê duyệt dẫn đến tình trạng không thanh toán được khối lượng hoàn thành đã được nghiệm thu. Đơn cử như: Dự án Cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Cơ sở 2 Bệnh viện Việt Đức của Bộ Y tế.
Nguyên nhân chậm giải ngân nguồn vốn ODA là do việc giao kế hoạch vốn cho các dự án ODA năm 2016 và 2017 chưa đúng thẩm quyền và chưa phù hợp với Luật NSNN năm 2015. Mặt khác do thiếu vốn đối ứng, chủ yếu cho công tác giải phóng mặt bằng làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các hoạt động xây lắp, mua sắm trang thiết bị. Tình trạng điều chỉnh tổng mức đầu tư xảy ra với nhiều chương trình dự án.
Đối với nguồn vốn TPCP, việc giải ngân chậm do kế hoạch vốn TPCP năm 2017 giao chậm. Đợt 1 giao vào cuối tháng 4 là 5.197,3 tỷ đồng; đợt 2 giao vào đầu tháng 5 là 6.298,832 tỷ đồng; đợt 3 giao vào đầu tháng 9 là 15.707,394 tỷ đồng. Không những vậy, do hầu hết là các dự án khởi công mới nên việc hoàn chỉnh thủ tục đầu tư theo quy định cần phải có thời gian; xử lý các vướng mắc trong việc giải phóng mặt bằng; chủ đầu tư chậm hoàn chỉnh thủ tục hồ sơ thanh toán.
Xử lý trách nhiệm chủ đầu tư để chậm thủ tục thanh toán vốn
Trước tình hình giải ngân vốn đầu tư công còn chậm, đại diện Vụ Đầu tư cho biết, Bộ Tài chính đã kiến nghị Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc quy định của Chính phủ tại Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 3/8/2017 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công trong những tháng cuối năm 2017. Theo đó, địa phương và bộ, ngành cần chủ động rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền điều chuyển kế hoạch vốn năm 2017 của các dự án chậm tiến độ thực hiện và giải ngân sang các dự án khác có nhu cầu, có tiến độ giải ngân tốt, cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng.
Đặc biệt, tăng cường chỉ đạo, yêu cầu các chủ đầu tư rà soát, đẩy nhanh việc hoàn thành các thủ tục về phê duyệt thiết kế, dự toán, thủ tục đấu thầu và đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công để có khối lượng giải ngân, đồng thời tập trung hoàn thiện các thủ tục nghiệm thu, thanh toán vốn. Trường hợp nhà thầu chây ỳ, chậm tiến độ sẽ tiến hành phạt hợp đồng hoặc xem xét khả năng thay thế nhà thầu trong trường hợp cần thiết; đồng thời có biện pháp xử lý trách nhiệm cụ thể đối với các chủ đầu tư chậm hoàn thiện thủ tục nghiệm thu, thanh toán.
Cùng với đó, thường xuyên cập nhật kịp thời tình hình giải ngân của từng dự án để kịp thời đôn đốc, xử lý vướng mắc cho các chủ đầu tư theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền điều chuyển kế hoạch vốn năm 2017 của các dự án chậm tiến độ thực hiện, giải ngân sang các dự án có khả năng thực hiện và giải ngân cao.
Trong tổng vốn đã giải ngân, giải ngân vốn NSNN, không bao gồm vốn trái phiếu chính phủ (TPCP) là hơn 218.209,6 tỷ đồng, đạt 67,9% tổng kế hoạch vốn NSNN năm 2017 theo nghị quyết Quốc hội và 68,3% kế hoạch vốn đã được Quốc hội phân bổ và Thủ tướng Chính phủ giao. Vốn TPCP giải ngân là 6.378,8 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 17,7% trên tổng kế hoạch vốn TPCP theo nghị quyết của Quốc hội và đạt 32,8% kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ giao (trong khi đó tỷ lệ giải ngân cùng kỳ năm 2016 là 46,6%). Đối với vốn TPCP năm 2016 chưa phân bổ được Quốc hội cho phép chuyển nguồn sang năm 2017 ước giải ngân 11 tháng là 6.909,7 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 40% trên tổng nguồn và đạt 79,7% kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao. |
Bài và ảnh: Nam Khánh