Không thể phủ nhận những nỗ lực của Chính phủ khi ban hành Nghị định 09 trong việc ngăn chặn tình trạng thiếu vi chất,ộtngườibịđaucảnhàuốngthuốthi đấu từ đó nâng cao thể chất cho người Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng thiếu các vi chất như i-ốt, sắt, kẽm… chỉ xảy ra ở một bộ phận người dân chứ không phải tất cả người Việt Nam đều thiếu vi chất.
Việt Nam có tới hơn 3.000 km bờ biển. Theo TS. Vũ Thế Thành, chuyên gia độc lập, Thành viên Hội đồng tư vấn thuộc Ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM, người dân sống ở vùng biển hầu như không thiếu i-ốt, do đó, những người này hoàn toàn không cần phải bổ sung i-ốt. Ví dụ như người dân Nhật Bản không bị thiếu i-ốt do họ có thói quen ăn các sản phẩm rong biển, cá biển… Thậm chí có những trẻ em thừa iốt gấp hàng ngàn lần số i-ốt cần thiết cho cơ thể. Như vậy, nếu cứ ép dân phải dùng iốt sẽ dẫn đến thừa, từ đó có thể dẫn tới nguy cơ bị bệnh. TS. Vũ Thế Thành cũng cho hay, hiện hầu như chưa có quốc gia nào trên thế giới ép buộc DN phải bổ sung i-ốt vào thực phẩm, dù quốc gia nào cũng có chương trình bổ sung i-ốt. Thậm chí, nhiều nước còn có quy định DN nếu sử dụng muối i-ốt để chế biến thực phẩm thì phải kê khai trên nhãn, do những người bị bệnh cường giáp sẽ phải hạn chế dùng i-ốt.
Hiện tại Việt Nam chưa làm rõ được mức độ thiếu, thừa i-ốt ở từng khu vực khác nhau. Việc lấy kết quả khảo sát ở một vài vùng nào đó rồi khái quát hóa và bắt toàn dân phải sử dụng muối i-ốt, ép các DN phải bổ sung i-ốt trong thực phẩm là rất bất hợp lý. Theo ông Thành, chỉ cần bổ sung i-ốt ở những vùng đất canh tác thiếu i-ốt như miền núi, thung lũng…, những người ăn nhiều thực phẩm chứa goitrogens (đậu nành, họ cải... gây ức chế hấp thụ i-ốt), người không dùng muối i-ốt, phụ nữ có thai và cho con bú.
TS. Đỗ Việt Hà, Ủy ban BCH Hội Hóa học TP.HCM cũng nhấn mạnh rằng cần hết sức thận trọng trong việc bổ sung sắt, kẽm trong bột mì. Vì khi bổ sung những chất này vào thực phẩm, phản ứng sinh hóa có thể xảy ra gây nguy hiểm. Bởi khi thực phẩm đang trong quá trình lên men mà thêm yếu tố kim loại khác vào có thể sẽ làm biến đổi men. Từ đó sẽ tạo ra màu, mùi vị… khác. Do đó, nên có sự tham vấn của các nhà khoa học, nếu không sẽ đưa ra quy định một cách chủ quan, thiếu cơ sở khoa học.
Theo đó, các chuyên gia đều cho rằng, thay vì bắt buộc DN bổ sung vi chất vào thực phẩm, Nhà nước nên tập trung cho công tác tuyên truyền để người dân hiểu được vai trò và lợi ích của các loại vi chất, cũng như cách sử dụng sao cho đúng cách, đạt hiệu quả cao. Bởi một số vi chất như i-ốt rất nhạy với ánh sáng và nhiệt độ. Nên nếu dùng muối i-ốt để nêm nếm vào thức ăn trong quá trình nấu nướng cũng không hiệu quả mà cần chế biến xong mới nêm muối i-ốt để tránh bị bay hơi. Ngoài ra, người dân cũng có thể chủ động lựa chọn các loại thực phẩm giàu vi chất để bổ sung vào bữa ăn hàng ngày như rong biển (i-ốt), thủy hải sản (i-ốt, sắt), hàu, gan (kẽm), thịt đỏ (sắt, kẽm), trứng (i-ốt, sắt)…