【các kèo chấp trong bóng đá】Thiếu hụt nhân tài đang diễn ra trầm trọng

ht

Ông Simon Matthews,ếuhụtnhântàiđangdiễnratrầmtrọcác kèo chấp trong bóng đá Tổng giám đốc Tập đoàn ManpowerGroup tại Việt Nam cho rằng, tình trạng thiếu hụt nhân tài ngày càng trầm trọng. Ảnh: MĐ

Thông tin từ hội thảo Nguồn nhân lực và công nghệ cho kỷ nguyên số tại Việt Nam, do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Tập đoàn đa quốc gia về tư vấn nhân sự ManpowerGroup, Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) tổ chức, ngày 14/11.

Khẳng định sự thiếu hụt nhân tài là thực tế đang diễn ra, ông Simon Matthews - Tổng giám đốc Tập đoàn ManpowerGroup tại Việt Nam dẫn kết quả khảo sát "Thiếu hụt nhân tài năm 2016 - 2017" do tập đoàn thực hiện, với 40% trong số 42.000 doanh nghiệp (DN) trên toàn cầu cho biết, họ gặp khó khăn trong công tác tuyển dụng, đạt mức cao nhất từ năm 2007. Ở Đông Nam Á, DN cho biết năm 2016 được coi là năm tuyển dụng khó khăn nhất trong 11 năm trở lại đây.

Tại Việt Nam, tình hình thiếu hụt nhân tài cũng tương tự, trong đó nhân sự quản lý cấp cao đang thiếu hụt trầm trọng, một phần do tình trạng “chảy máu chất xám” với con số người Việt Nam làm việc tại nước ngoài năm 2015 tăng 8% so với năm 2014.

Hiện nay, trong tổng số hơn 53 triệu lao động trên 15 tuổi của Việt Nam chỉ có 9,9 triệu người đã qua đào tạo, chiếm 18,6% trong tổng lực lượng lao động. Tuy nhiên theo ông Simon Matthews, kể cả đã được đào tạo nghề nghiệp song lao động của Việt Nam vẫn thiếu hụt nhiều những kỹ năng mềm cần thiết, tinh thần trách nhiệm cũng như khả năng thích ứng trong môi trường nghề nghiệp mới.

Đặc biệt, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ và tự động hóa sẽ dần thay thế lao động chân tay thì để bắt kịp được các DN sẽ cần đến những nhân tài có chuyên môn phù hợp trong nhiều lĩnh vực. Khảo sát cho thấy, các loại công việc đòi hỏi tay nghề (thợ điện, thợ mộc…) vẫn khó tìm được nhân lực nhất trong những năm liên tiếp.

Trong danh sách những ngành nghề khó tuyển dụng nhân sự nhất phải kể đến công nghệ thông tin (CNTT), kỹ sư, nhân viên tài chính kế toán, sản xuất và vận hành máy…Trong đó, lĩnh vực CNTT đang thiếu hụt nhân tài trầm trọng trong nhiều năm nay, thứ hạng thiếu hụt đã tăng từ hạng 9 lên hạng hai trong năm 2016.

Trước sự thiếu hụt nhân tài như hiện nay, nhiều DN đang phải khỏa lấp bằng việc tự đào tạo bồi dưỡng cho lực lượng của họ. Con số này đã tăng lên gấp đôi kể từ năm 2015 từ mức 20 - 50%, trong khi 36% tuyển dụng nguồn nhân lực chuyên môn, 28% tìm kiếm chiến lược tuyển dụng thay thế chiến lược truyền thống, 26% trả lương cao…

Ông Simon Matthews cho rằng, với tỷ lệ lên đến 53% DN chọn cách đào tạo và phát triển nhân lực đang sử dụng, đây được xem là phương án hiệu quả nhất. Người lao động phải có kỹ năng học hỏi, sẵn sàng tiếp thu những kỹ năng mới vì khả năng tuyển dụng ít phụ thuộc vào những gì lao động đã biết mà vào khả năng học tập, ứng dụng và thích nghi.

Đồng quan điểm, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp cho rằng, kỷ nguyên số sẽ tác động lớn đến thị trường lao động vì không chỉ làm thay đổi về số lượng công việc, cấu trúc việc làm mà cả những phương thức cơ bản trong phát triển cung – cầu lao động.

Thích ứng với kỷ nguyên số thì phát triển nhân lực là hết sức quan trọng. Do đó, cần thay đổi phương pháp đào tạo truyền thống cũng như cung cấp các kiến thức và kỹ năng mới cho người lao động để họ thích ứng thay vì “vứt bỏ” những người lao động không đáp ứng được để tuyển dụng lao động mới./.

Mai Đan