Người tiêu dùng nên hạn chế tối đa việc sử dụng túi nilon |
Các chuyên gia cho rằng,ọnvàsửdụngtúinilonantoàtỷ số bóng đá hôm qua và hôm nay để hạn chế tối đa những rủi ro từ việc sử dụng túi nilon, người tiêu dùng nên có cách ứng xử khôn ngoan như: chỉ dùng túi nilon khi biết rõ nguồn gốc hoặc sử dụng loại trong suốt – thường được làm từ nguyên sinh hoặc sử dụng túi tự phân hủy hiện đã có trên thị trường... Việc hạn chế sử dụng túi nilon không chỉ bảo vệ môi trường mà còn là hành động bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Thạc sĩ Nguyễn Chí Dũng, trưởng phòng Thực nghiệm, Trung tâm Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm Hà Nội cho biết, túi nilon có rất nhiều loại và chất liệu chủ yếu dựa vào loại nhựa sử dụng trong đó. Người dân có thể nhận biết bằng cảm quan túi nilon tương đối an toàn cho mục đích đựng thực phẩm tươi sống hàng ngày bằng cách: túi nilon tốt sẽ làm bằng nhựa PP hoặc PE, khi kéo sẽ giãn ra nhiều, vò không sột soạt, mùi thơm nhẹ như mùi kem nẻ vì có sử dụng dầu chống dính parapin.
Muốn nhận biết nhựa có tính độc hay không, hãy cắt một miếng túi đựng thực phẩm cho vào lửa và quan sát: Nhựa không có tính độc rất dễ cháy; sau khi đã bỏ ra khỏi lửa vẫn còn tiếp tục cháy và chảy chất nước lỏng, không bốc khói. Còn nhựa có tính độc thì khó cháy, khi ra khỏi lửa sẽ tắt ngấm. Khi cháy bốc khói và có mùi khét lạ. Trọng lượng nhựa có tính độc thường lớn hơn, thả vào nước dễ chìm xuống, còn loại không độc thì nhẹ và nổi trong nước.
Nhựa có độc sờ vào thấy trên bề mặt có gợn những hạt nhỏ li ti như hạt cát nhỏ. Nhựa không độc sờ vào trơn mượt như kiểu sáp ong.
Tuy nhiên, ông Mai Văn Tiến cũng cho rằng: “Nhựa tái chế có biện pháp xử lý tốt cũng có thể dùng được nếu đạt các tiêu chuẩn quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm được đánh giá qua các chỉ tiêu như hàm lượng kim loại nặng, độc tố nấm mốc... Vì thực tế, có cơ sở sản xuất túi nilon dùng 100% nhựa nguyên sinh hoặc 1 phần nhựa tái chế vì giá nhựa nguyên sinh đắt gấp 3 lần nhựa tái chế”.
Sự tiện lợi của túi nilon trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người dân là điều không thể phủ nhận. Việc giảm thiểu nhu cầu sử dụng túi nilon của người dân đang gặp khó khăn bởi chính bản thân họ đều muốn sử dụng loại túi này. Nhiều người cho biết các loại túi thân thiện với môi trường, túi giấy giá thành còn cao, đắt hơn nhiều lần so với túi nilon nên đây vẫn chưa phải là sự lựa chọn phổ biến của người tiêu dùng
Nhiều siêu thị đã khuyến khích người dân mua và sử dụng túi thân thiện với môi trường |
Dưới đây là một số loại túi có thể thay thế túi nilon độc hại hiện nay:
Túi giấy có quai: với thiết kế đẹp, túi giấy được người tiêu dùng sử dụng lại nhiều lần và cũng là cách quảng cáo cho cửa hàng. Giấy sau khi sử dụng có thể tái chế 100%. Tuy nhiên, không thể dùng túi giấy để đựng hàng hóa ướt như thịt, cá, rau hay hàng quá nặng. Vì vậy, túi giấy xem như không khả thi đối với siêu thị, chợ, nhưng là một lựa chọn phù hợp cho các trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ.
Túi vải sử dụng nhiều lần:có nhiều tiện ích như dùng lại được nhiều lần, mẫu mã đẹp, rất chắc chắn. Tuy nhiên, giá thành của nó khá cao, thường khách hàng phải trả tiền để mua túi. Đối với siêu thị, túi vải cũng là một giải pháp phù hợp, tuy nhiên không là giải pháp duy nhất. Siêu thị nên có cách khuyến khích người tiêu dùng sử dụng túi vải, chẳng hạn, mang túi vải đến mua hàng vào những lần tiếp theo sẽ được trừ vào hóa đơn từ 1.000 - 2.000 đ.
Túi nylon phân hủy sinh học từ vật liệu có nguồn gốc thực vật như khoai mì, bột bắp, đay:đây là giải pháp thân thiện với môi trường nhất, đã được ứng dụng ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới. Tuy nhiên, giá thành có thể cao gấp 2 - 5 lần túi nylon thông thường khiến việc sử dụng ít nhiều bị hạn chế.
Túi dệt từ sợi nilon sử dụng lại nhiều lần:là loại túi dễ dàng nhất khi sử dụng. Nó không “thân thiện” như túi tự hủy sinh học nhưng lại có thể áp dụng ngay, không cần một thời gian để kiểm nghiệm và chứng nhận như túi tự hủy.
Tuy nhiên chỉ riêng những nỗ lực của các tổ chức, cá nhân riêng lẻ chưa đủ sức mạnh để giảm thiểu tác hại do túi nilon gây ra. Điều quan trọng nhất là thái độ và hành động của cả cộng đồng đối với việc này. Trong khi chưa có những chính sách pháp luật và các loại túi thay thế để hạn chế việc sử dụng túi nilon, mỗi người dân chúng ta cần có những hành động thiết thực và cụ thể để hạn chế đến mức thấp nhất tác hại do túi nilon gây ra cho sức khoẻ và môi trường sống
Uyên Chi – Phương Lê