Tại Hoa Kỳ,ếcácnướcpháttriểntăngtrưởngchưavữngchắlịch hà lan tăng trưởng kinh tế tăng từ 6,3% trong quý 1 lên 6,7% trong quý 2/2021 nhờ việc tiêm chủng vắc-xin Covid-19 được triển khai nhanh chóng, tiêu dùng cá nhân được cải thiện do Chính phủ tăng chi và các hoạt động kinh tế được hồi phục.
Chỉ số PMI sản xuất có xu hướng tăng từ 59,2 điểm trong tháng 1 lên 60,7 điểm trong tháng 9/2021 do sản lượng sản xuất và đơn hàng mới tăng mạnh; chỉ số niềm tin kinh doanh tăng từ 58,7 điểm trong tháng 1 lên 61,1 điểm trong tháng 9; chỉ số niềm tin tiêu dùng giảm từ 79 điểm trong tháng 01 xuống 72,8 điểm trong tháng 9 do sự lây lan nhanh chóng của biến thể vi-rút corona khiến cho lòng tin của doanh nghiệp và người dân bớt lạc quan.
Ảnh: Minh họa |
Tuy nhiên, IMF (tháng 7/2021) dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này vẫn rất tích cực trong năm 2021 khi đạt mức 7,0%, tăng so với mức -3,5% của năm 2020. Còn ADB (tháng 9/2021) dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ chỉ đạt mức 6% trong năm nay.Do sự gián đoạn chuỗi cung ứng, thiếu nhân công và thị trường nhà ở kém sôi động được dự báo là sẽ ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng của Mỹ trong thời gian còn lại của năm. Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) gần đây đã cắt giảm dự báo tăng trưởng cho năm 2021 xuống 5,9% nhưng đã điều chỉnh cao hơn cho các năm 2022 (3,8%) và 2023 (2,5%).
Thâm hụt thương mại của Mỹ đã tăng lên 73,3 tỷ USD vào tháng 8/2021, cao hơn so với dự báo của thị trường là 70,5 tỷ USD và tăng 4,2% so với tháng 7/2021 do xuất khẩu tăng và nhập khẩu đều tăng. Trong đó, xuất khẩu đạt 213,7 tỷ USD, tăng 0,5% so với tháng 7/2021-cao nhất kể từ tháng 5/2019. Nhập khẩu đạt 287,0 tỷ USD, tăng 1,4% so với tháng trước, bao gồm các chế phẩm dược phẩm, đồ chơi, trò chơi, hóa chất hữu cơ, vận tải và du lịch.
Tại khu vực đồng Euro, tăng trưởng kinh tế tăng từ -0,3% trong quý 1/2021 lên 2,2% trong quý 2/2021. Đây là quý tăng trưởng sau hai giai đoạn suy giảm liên tiếp, do hoạt động và nhu cầu phục hồi sau khi nền kinh tế mở cửa trở lại, cùng với tốc độ tiêm chủng Covid-19 và sự hỗ trợ của Chính phủ. Chỉ số PMI sản xuất tăng từ 54,8 điểm trong tháng 1 lên 58,7 điểm trong tháng 9/2021, chủ yếu do sản lượng và các đơn hàng mới tăng. Chỉ số niềm tin kinh doanh tăng từ -0,31 điểm trong tháng 01 lên 1,72 điểm trong tháng 9/2021. Chỉ số niềm tin tiêu dùng cũng tăng từ -15,5 điểm trong tháng 1 lên -4 điểm trong tháng 9/2021.
IMF (tháng 7/2021) dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực này vẫn rất khả quan trong năm 2021 khi đạt mức 4,6%, tăng so với mức -6,5% của năm 2020. Trong khi đó ADB (tháng 9/2021) dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực chỉ đạt mức 4,6% trong năm 2021.
Kinh tế hồi phục kéo theo hoạt động thương mại tiếp tục tăng trưởng ấn tượng tại khu vực đồng Euro, tháng 7/2021, cán cân thương mại thặng dư 20,7 tỷ EUR, tăng so với mức 18,1 tỷ EUR của tháng 6/2021 nhưng giảm so với mức 20,7 tỷ EUR của tháng 7/2020. Trong đó, xuất khẩu đạt 206 tỷ EUR, giảm 1,9% so với tháng 6/2021 nhưng tăng 11,4% so với tháng 7/2020; nhập khẩu đạt 185,3 tỷ EUR, giảm 3,4% so với tháng 6/2021 nhưng tăng 17,1% so với tháng 7/2020.
Tính chung 7 tháng đầu năm 2021, cán cân thương mại thặng dư 122,4 tỷ EUR, tăng 8,5% so với 7 tháng đầu năm 2020. Trong đó, tổng xuất khẩu đạt 1378,3 tỷ EUR, tăng 14,8% so với 7 tháng đầu năm 2020 và tổng nhập khẩu đạt 1255,9 tỷ EUR, tăng 15,5% so với 7 tháng đầu năm 2020.
Tại Nhật Bản: Tăng trưởng GDP tăng từ -1,1% trong quý 1 lên 0,5% trong quý 2/2021, chủ yếu do chi tiêu hộ gia đình, chi tiêu của Chính phủ và đầu tư cố định tăng. Chỉ số PMI tăng từ 49,8 điểm trong tháng 01/2021 lên 51,5 điểm trong tháng 9 phản ánh sự phục hồi của nền kinh tế. Chỉ số niềm tin tiêu dùng tăng từ mức 29,6 điểm trong tháng 1/2021 (mức thấp nhất kể từ tháng 8/2020) lên 37,8 điểm trong tháng 9 - cao nhất kể từ tháng 2/2020; Chỉ số niềm tin kinh doanh cũng tăng từ 5 điểm trong quý 1/2021 lên 18 điểm trong quý 3/2021 - cao nhất kể từ quý 4/2018.
IMF (tháng 7/2021) dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản tăng từ -4,7% trong năm 2020 lên mức 2,8% trong năm 2021. Còn ADB (tháng 9/2021) dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này chỉ đạt mức 2,2% trong năm 2021.
Kể từ tháng 5/2021, lần đầu tiên thương mại Nhật Bản ghi nhận mức thâm hụt 635 tỷ JPY trong tháng 8/2021 do xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng. Trong đó, xuất khẩu đạt 6.606 tỷ JPY, tăng 26,2% so với tháng 8/2020; nhập khẩu đạt 7.241 tỷ JPY, tăng 44,7% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tính chung 8 tháng đầu năm 2021, cán cân thương mại của Nhật Bản thâm hụt 807,85 tỷ JPY, giảm mạnh so với mức thâm hụt 1.273,02 tỷ JPYcủa cùng kỳ năm 2020./.