【ketquabongda trực tuyến】Đổi thay vùng đất khó
Đến ấp 8, xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời hôm nay không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay của vùng đất một thời từng được xem là “rốn nghèo” của xã. Tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt; học sinh trong độ tuổi đi học đều được cắp sách đến trường trên những con lộ bê-tông; những căn nhà cơ bản, khang trang được xây dựng thay thế cho những căn nhà lá tạm bợ trước đây. “Vùng đất khó” này đang từng ngày “thay da đổi thịt”.
Đến ấp 8, xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời hôm nay không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay của vùng đất một thời từng được xem là “rốn nghèo” của xã. Tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt; học sinh trong độ tuổi đi học đều được cắp sách đến trường trên những con lộ bê-tông; những căn nhà cơ bản, khang trang được xây dựng thay thế cho những căn nhà lá tạm bợ trước đây. “Vùng đất khó” này đang từng ngày “thay da đổi thịt”.
Ấp 8 được xem là “vùng đất khó” vì đây là vùng trũng. Gần chục năm trước, khi hạ tầng chưa được đầu tư xây dựng, việc sản xuất nông nghiệp của bà con nơi đây khó khăn mọi bề. Vào mỗi vụ sản xuất, khi người dân các vùng tát nước để chuẩn bị mùa vụ, do là vùng trũng nên ấp 8 vô tình trở thành “hồ chứa nước”. Nước sâu, lúa ngập úng mà việc xổ nước cứu lúa lại nằm ngoài tầm tay của người dân. Thế là nhà nhà đều rơi vào cảnh khó khăn, túng quẫn.
Ấp 8 là địa phương đầu tiên và duy nhất của xã Khánh Bình Đông trồng đậu xanh, đến nay ấp có hơn 10 ha trồng đậu xanh, với 53 hộ. |
Ông Bùi Thanh Trà, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ ấp 8, bồi hồi nhớ lại: “Lúc trước đời sống người dân nơi đây khó khăn lắm. Khi còn làm vụ lúa mùa thì chỉ được vài giạ một công, đến lúc 1 năm làm 2 vụ lúa, tình hình cũng chẳng khá gì mấy. Bởi 1 vụ thì thất trắng, vụ còn lại trúng lắm cũng chỉ được 15 giạ/công. Lộ làng không có, việc giao thương khó khăn, cách trở nên bà con có trồng màu cũng chẳng thể bán cho ai. Cái ăn, cái mặc lo chưa xong thì nói chi đến việc học hành của con cái. Ðặc biệt là đối với bà con đồng bào dân tộc Khmer, đời sống còn khó khăn gấp bội”.
Ông Lê Chuyển Quân, Trưởng ấp 8, cho biết: “Thời điểm đó, trong 56 hộ đồng bào dân tộc Khmer của ấp chỉ có 2-3 hộ có cuộc sống tạm ổn. Họ vẫn chăm chỉ lao động, làm việc quần quật không nghỉ mà không thể thoát khỏi cái nghèo. Nhà không thể gọi là nhà, trẻ em đa phần phải bỏ học giữa chừng để kiếm tiền phụ giúp cha mẹ”.
Sự đổi thay của ấp 8 bắt nguồn từ khi được Nhà nước đầu tư xây dựng tuyến lộ nông thôn và các công trình thuỷ lợi. Cũng như mọi người dân trong vùng, khi các cống Ðồng Còi, Tham Trơi, Lung Bạ được đầu tư xây dựng, ông Trà vui mừng muốn rơi nước mắt. Bởi có các công trình thuỷ lợi đồng nghĩa với việc lúa đã được cứu. Kể từ đó, tình hình sản xuất nông nghiệp của người dân nơi đây thuận lợi hơn nhiều so với trước. Năng suất, sản lượng lúa ngày một tăng. Hiện nay, ở vùng trấp, năng suất lúa 1 công cũng được 40 giạ, còn ở vùng gò năng suất có khi lên tới 50 giạ/công.
Niềm vui vỡ oà một lần nữa lại đến với người dân ấp 8 khi năm 2012 tuyến lộ bê-tông đầu tiên đã được đầu tư xây dựng, với chiều dài 3.300 m, 100% nguồn vốn của Nhà nước. Việc giao thương thuận tiện, người dân trong ấp càng tích cực, hăng say lao động. Từng bó rau, con cá được các thương lái đến tận nhà thu mua bằng xe hoặc bà con có thể chạy xe ra chợ xã, chợ huyện bán kiếm thêm thu nhập. Vì vậy, mấy năm nay ngoài trồng lúa bà con ấp 8 còn trồng màu quanh năm, nuôi cá bổi và trồng đậu xanh.
Năm 2014, đoạn lộ giao thông nông thôn 800 m tiếp tục được đầu tư xây dựng và đầu năm 2015 lộ bê-tông đã về tới xóm Vườn, nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống. Tuy tuyến lộ chỉ dài 410 m, ngang 1,5 m nhưng bà con hết sức phấn khởi, vì ước mơ bao nhiêu năm cuối cùng cũng thành hiện thực.
Lộ làng thông thoáng, ấp liền ấp, công trình thuỷ lợi được đầu tư xây dựng như “bắt đúng nhịp” để ấp 8 vươn mình khỏi nghèo đói. Nếu năm 2012, toàn ấp có 38 hộ nghèo và hộ cận nghèo thì đến nay con số này chỉ còn 15 hộ.
Ngoài việc được đầu tư kết cấu hạ tầng, đồng bào Khmer lại được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước. Ðiều đáng quý như lời nhận xét của ông Quân, ông Trà là ý thức tự vươn lên của bà con đồng bào dân tộc. Con số chỉ có 6 hộ nghèo, cận nghèo là người dân tộc Khmer trong tổng số hộ nghèo, cận nghèo của ấp là minh chứng cụ thể.
Tiêu biểu như chị Lê Kiều Trang, người Khmer, tuy gia đình không đất sản xuất nhưng nhờ chí thú làm ăn, cuộc sống gia đình chị thoát khỏi cái nghèo, dần ổn định. Hằng ngày, anh Trang Minh Nghĩa (chồng chị) đi làm mướn, lúc đi theo ghe chở vật tư xây dựng, khi làm bốc vác cho các vựa gạo, mỗi tháng kiếm được 8-9 triệu đồng. Chị ở nhà chăm sóc đàn heo, nhờ “có tay nuôi” nên đàn heo của chị luôn mau lớn. Mỗi năm, bình quân gia đình chị xuất chuồng 2 lứa heo con và 2 lứa heo thịt, lợi nhuận khoảng 50 triệu đồng. Giỏi quán xuyến, mới đây gia đình chị cất được căn nhà tường khá khang trang, trị giá hơn 100 triệu đồng.
Ðến ấp 8 hỏi thăm ông Ngô Sol, ai cũng biết. Bởi, ông là người dân tộc tiêu biểu ở địa phương. Từ gia đình thuộc diện hộ nghèo, ông Ngô Sol vươn lên trở thành hộ khá, giàu nhất, nhì trong vùng. Mong muốn giúp bà con ở địa phương được thuận tiện hơn trong sản xuất nông nghiệp và cũng để gia đình có thêm thu nhập, ông mạnh dạn vay vốn ngân hàng, mua máy cày chét, máy cắt lúa. Trung bình 1 năm, từ việc cày, cắt lúa mướn cho người dân trong và ngoài ấp cộng thêm 28 công đất trồng lúa, gia đình ông thu nhập 800 triệu đồng, trừ chi phí lợi nhuận còn 400 triệu đồng.
Song song với thi đua làm ăn, phát triển kinh tế, người dân ấp 8 còn luôn gìn giữ và phát huy tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết. Như ông Ngô Sol thấy ai nghèo khó mà có chí vươn lên ông sẵn sàng cho mượn vốn không tính lãi. Ông còn tự bỏ tiền túi hơn 20 triệu đồng để xây 2 cây cầu giao thông nông thôn ở ấp. Bà Thạch Thị Mi, vợ ông, cũng được bầu là người có uy tín trong đồng bào dân tộc 4 năm nay.
Ông Cao Văn Ðạt, Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Bình Ðông, nhận định: “Do điều kiện tự nhiên và là địa phương có đông đồng bào Khmer sinh sống nên trước đây đời sống người dân ấp 8 đặc biệt khó khăn. Mấy năm nay, được sự quan tâm, hỗ trợ từ các chương trình của Nhà nước, cuộc sống người dân dần có bước phát triển. Nhiều căn nhà cơ bản được xây dựng, hầu hết các gia đình đều có phương tiện nghe nhìn, xe cộ. Nhiều gia đình người dân tộc có con em học đại học, công tác trong và ngoài huyện. Ðó chính là sự đổi thay lớn của ấp 8 so với trước đây”./.
Bài và ảnh: Ngọc Minh