Đại diện Ủy ban nhân dân huyện Nam Trà My,Ứngdụngcôngnghệkiểmđịnhdượcliệhạng 2 colombia tỉnh Quảng Nam cho biết, từ ngày cây sâm Ngọc Linh được nâng tầm giá trị thì tình trạng buôn bán sâm giả Ngọc Linh xuất hiện khá nhiều. Trong đó chủ yếu là đưa cây tam thất có hình thái gần giống sâm Ngọc Linh để lừa dối khách hàng. Trước tình trạng này, chính quyền đã có nhiều biện pháp để bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh.
Thí dụ, Ủy ban nhân dân huyện Nam Trà My đã tổ chức các phiên chợ sâm định kỳ hằng tháng. Tại đây thành lập tổ kiểm định có nhiệm vụ quản lý, giám sát chặt chẽ nguồn sâm nguyên liệu đưa vào phiên chợ để cung cấp cho khách hàng, đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cam kết không buôn bán sâm Ngọc Linh giả.
Qua các lần tổ chức phiên chợ sâm đã tạo lòng tin với khách hàng. Bình quân mỗi phiên chợ có khoảng 30 kg sâm củ được người dân xã Trà Linh đưa đến bày bán. Một số doanh nghiệp tại huyện Nam Trà My cũng sử dụng chíp điện tử truy xuất nguồn gốc để gắn lên sản phẩm bảo đảm chất lượng tuyệt đối cho sâm núi Ngọc Linh. Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đang đầu tư cho Trung tâm sâm Ngọc Linh Nam Trà My hệ thống máy kiểm tra nhận dạng sâm Ngọc Linh để kiểm định sâm thật, giả. Tuy nhiên, tình trạng kinh doanh sâm Ngọc Linh giả vẫn diễn ra ở nhiều địa phương.
Theo Viện Dược liệu (Bộ Y tế), hằng năm, đơn vị tiến hành thẩm định hàng trăm mẫu dược liệu, trong đó phần lớn là sâm do một số doanh nghiệp kinh doanh dược liệu hay cá nhân đem đến thẩm định. Kết quả cho thấy, trong số này cũng có nhiều mẫu được xác định không phải là sâm Ngọc Linh, có mẫu là sâm Lai Châu và nhiều mẫu là tam thất hoang. Ngoài ra, có một số loài dược liệu có giá trị cao cũng sử dụng nhầm lẫn như ba kích, thạch hộc, cốt toái bổ, thiên niên kiện,...