Đồng Nai là một trong những địa phương đầu tiên của cả nước triển khai trồng thử nghiệm giống ngô biến đổi gen có khả năng kháng sâu và chống chịu thuốc trừ cỏ trong điều kiện môi trường sản xuất của nông dân. Đây là mô hình điểm nằm trong chương trình “chuyển giao kiến thức và trải nghiệm canh tác bắp biến đổi gen” do Công ty Dekalb Việt Nam (thuộc Tập đoàn Monsanto,ôbiếnđổkết quả trận atalanta hôm nay Hoa Kỳ) thực hiện.
Đến cánh đồng ngô ở xã Lang Minh vào một ngày đầu tháng tư, chúng tôi chứng kiến bạt ngàn ruộng ngô đang vào mùa thu hoạch. Ngô được người dân bẻ trái và bóc tách hạt bằng máy ngay tại cánh đồng. Quệt mồ hôi, ông Nguyễn Quang Hải, nông dân xã Lang Minh nói: “Năm nay dân trúng mùa ngô do áp dụng giống mới, năng suất chất lượng đều vượt trội so với năm trước, năng suất đạt khoảng 12 tấn/ha, lợi nhuận cao gấp 2 - 3 lần so với trồng lúa”.
Ông Đỗ Phước Dũng, Bí thư đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Lang Minh cho biết, trước đây xã chỉ chuyên canh cây lúa, thì nay cơ cấu mùa vụ đã thay đổi và hầu hết người dân đã chuyển đổi sang hai vụ ngô một vụ lúa hoặc có cánh đồng trồng chuyên canh cây ngô. Các cánh động hiện nay đã có hệ thống dẫn nước tưới tiêu đến tận nơi, nguồn điện cũng đã được kép đến từng thửa ruộng, do đó việc canh tác thuận lợi hơn nhiều.
Theo ông Nguyễn Lâm, nông dân trồng thử nghiệm giống bắp biến đổi gen tại xã Lang Minh (huyện Xuân Lộc), vụ bắp biến đổi gen đầu tiên này bắt đầu cho thu hoạch, năng suất tương đương với các giống bắp lai ông đã trồng trước đó, nhưng giảm được chi phí thuốc trừ sâu và chi phí công lao động. Tham gia mô hình này, nông dân được hỗ trợ toàn bộ giống, hỗ trợ kỹ thuật canh tác và một phần chi phí sản xuất.
Đồng Nai có 2 địa phương tham gia thực hiện mô hình này là Xuân Lộc và Cẩm Mỹ. Dự kiến cuối năm 2015, giống bắp biến đổi gen kháng sâu và chống chịu thuốc trừ cỏ này sẽ có mặt ngoài thị trường.
H.Nguyên
Nguyên liệu biến đổi gen gây tranh cãi trong sữa bột trẻ em