Đây là thông tin được ông Bùi Hữu Hòa,ảnhbáoxuấthiệngiốngcâytỷđôgiảnhan dinh newcastle nông dân huyện Lâm Hà, Lâm Đồng cho hay trong một buổi giao lưu mới đây. Theo ông Bùi Hữu Hòa, bà con không để ý về giống, không nghiên cứu rất có thể sẽ mua phải cây mắt ghép giả trên thị trường. Cây mắt ghép giả nhân rất nhỏ, trong khi cây ghép thật nhân to hơn nhiều.
“Cây mắt ghép giả từ 5-7 năm mới có trái dù giá thành rẻ hơn chỉ từ 30.000 đồng còn cây mắt ghép thật giá là 70.000 đồng, 3 năm cho trái”, ông Bùi Hữu Hòa cho hay. Theo ông Bùi Hữu Hòa, cơ quan chức năng cần khuyến cáo bà con về cây giống, mắt ghép mắc ca.
Ông Bùi Hữu Hòa cũng cung cấp thêm thông tin, trồng mắc ca xen canh cà phê rất hợp, cả hai loại cây cùng phát triển tốt và cho năng suất cao.
Ông Hòa nói: “Nếu tới thăm quan vườn nhà tôi, đi 2 bên dãy, một bên dãy không có mắc ca thì cà phê héo rũ trong mùa khô này, nhưng dãy có mắc ca thì cà phê vẫn xanh mướt. 5 năm nay, dãy cà phê bên cạnh mắc ca nhà tôi năm nào cũng được 9-10 tấn. Năm thứ 3 con tôi thu được mấy chục triệu đủ tiền cây giống, chưa có tiền trồng. Nhưng năm thứ 4, đã thu được 107 triệu. Đến năm thứ 5, gia đình tôi được gần 300 triệu. Năm nay, tôi dự trù được 400 triệu tiền cà phê, mà mắc ca phải vượt trên tiền thu nhập cà phê. Thu hoạch mắc ca rất nhàn. Người ta thu cà phê 10 tấn bằng 43 tấn quả tươi, hết 40 triệu tiền chi phí thu hoạch. Còn mắc ca già sẽ tự rụng hoặc vặt, nhưng mắc ca thu về đập ra chỉ hết một nửa số tiền thu hoạch cà phê”.
Trần Hoài
Cây 'tỷ đô' mắc ca: Vì sao chưa được trồng đại trà?