【thứ hạng của gillingham】Những "cơn gió ngược" cản đường kinh tế toàn cầu

Xung đột Hamas-Israel có thể gây rủi ro cho triển vọng kinh tế toàn cầu Kinh tế toàn cầu trước triển vọng lạc quan cho năm 2024 Kinh tế Việt Nam là điểm sáng trong “bức tranh xám màu” của kinh tế toàn cầu
Nền kinh tế toàn cầu đối mặt với những “cơn gió ngược” trong năm 2024
Nền kinh tế toàn cầu đối mặt với những “cơn gió ngược” trong năm 2024

Đà tăng trưởng kinh tế của các đầu tàu kinh tế đang chậm lại. Trong khi đó, những "cú sốc" về địa chính trị càng làm tình hình kinh tế thế giới bấp bênh hơn. Cụ thể, dù những chao đảo do sự hỗn loạn của thị trường tài chính gây ra nhanh chóng giảm bớt, song bên cạnh cuộc xung đột Nga-Ukraine chưa có lời giải, thế giới lại chứng kiến thêm các cuộc xung đột quân sự khác ở Trung Á và Trung Đông. Các cuộc tấn công nhằm vào tuyến đường giao thông vận tải quan trọng ở Biển Đỏ do lực lượng Houthi ở Yemen tiến hành được cho là sẽ gây ra những bất ổn mới đối với nền kinh tế thế giới.

Trên thực tế, những lo ngại về an ninh ở Biển Đỏ đã đẩy giá cước vận chuyển, bảo hiểm và giá dầu tăng cao, đồng thời khiến nhiều công ty vận tải phải chuyển sang những tuyến đường dài hơn và tốn kém hơn. Chuyên gia Claus Vistesen của công ty Pantheon Macro Economics thừa nhận các cuộc tấn công ở Biển Đỏ là “điểm bùng phát rõ ràng nhất trong thời gian ngắn”.

Chưa kể, năm 2024 sẽ diễn ra các cuộc bầu cử quan trọng, có thể gây ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài. Cụ thể, có tới hơn 2 tỷ người ở khoảng 50 quốc gia – bao gồm Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Nam Phi, Mỹ và các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) – chiếm 60% sản lượng kinh tế, sẽ tham gia bỏ phiếu. Bất kỳ ai giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử sẽ đưa ra các quyết định chính sách quan trọng ảnh hưởng đến trợ cấp công nghiệp, giảm thuế, chuyển giao công nghệ, phát triển trí tuệ nhân tạo, kiểm soát quy định, rào cản thương mại, đầu tư, giảm nợ và chuyển đổi năng lượng.

Trên thực tế, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ có ý nghĩa quan trọng nhất đối với kinh tế thế giới. Công ty tư vấn EY-Parthenon kết luận trong một báo cáo gần đây: “Kết quả của cuộc bầu cử có thể dẫn đến những thay đổi sâu rộng trong các vấn đề chính sách đối nội và đối ngoại, bao gồm cả vấn đề biến đổi khí hậu, các quy định và liên minh toàn cầu”.

Điều lo ngại hiện nay là nếu các cuộc bầu cử này đưa những ứng cử viên theo chủ nghĩa dân túy lên nắm quyền có thể khiến các chính phủ tiến tới kiểm soát chặt chẽ hơn thương mại, đầu tư nước ngoài và nhập cư. Chuyên gia Diane Coyle, Giáo sư chính sách công tại Đại học Cambridge, cho biết những chính sách như vậy có thể đưa nền kinh tế toàn cầu vào “một thế giới rất khác so với thế giới mà chúng ta đã quen thuộc”.

Rõ ràng, các cuộc xung đột chưa tìm được lời giải, thời tiết cực đoan ngày một nghiêm trọng, và hàng loạt cuộc bầu cử lớn sắp diễn ra sẽ là những "cơn gió ngược" cản đường kinh tế thế giới năm 2024.