【tỉ số hiroshima】Tiếng kèn đồng lại âm vang sau 75 năm vắng bóng
Dàn nhạc Kèn Huế ra mắt đầu năm 2021
Lịch sử nhiều dấu ấn
Vào những năm đầu thế kỷ XX,ếngkènđồnglạiâmvangsaunămvắngbótỉ số hiroshima âm nhạc phương Tây bắt đầu phổ biến ở Việt Nam; tại Huế, bấy giờ đã xuất hiện các chương trình biểu diễn âm nhạc phương Tây với các nhạc cụ, như mandolin, violon, harmonica, flute… Rồi một sự kiện âm nhạc xuất hiện vào ngày 11/11/1918, dàn nhạc kèn hơi nhà binh Pháp được thành lập tại Huế, trực thuộc Tòa Khâm sứ Trung Kỳ (đây là dàn nhạc kèn hơi đầu tiên của Việt Nam). Tiếp đó, năm 1919, vua Khải Định cho thành lập riêng một dàn nhạc kèn hơi theo kiểu Pháp gọi là Dàn nhạc kèn hơi Nam triều, phục vụ cho các nghi lễ do triều đình tổ chức. Năm 1920, đội kèn đồng của lính Khố xanh Huế ra đời.
Từ đó, dàn nhạc kèn hơi thường xuyên tổ chức các buổi hòa nhạc vào các chiều chủ nhật trong vườn hoa trước Tòa Khâm sứ Huế (Nhà Kèn hiện nay) với các tác phẩm của các nhạc sĩ lừng danh, như: Mozart, Beethoven, Tchaikovsky, Chopin… Dàn nhạc kèn hơi cũng thường xuyên được mời đi biểu diễn trong và ngoài nước, như: biểu diễn tại Hội chợ Đấu xảo ở Hà Nội (1922); biểu diễn ở Sài Gòn nhân dịp khánh thành đường sắt (1930). Dàn nhạc kèn hơi của Huế cũng đã đại diện cho Việt Nam biểu diễn tại Hội chợ Quốc tế Paris (1931)… Đây là lần đầu tiên Huế và Việt Nam có dàn nhạc kèn đi biểu diễn quốc tế.
Tiếng nhạc kèn hơi xuất hiện ở Huế đã đóng góp lớn vào việc hình thành nền tân nhạc Huế, nền tân nhạc Việt Nam. Dàn nhạc kèn Huế đã cất tiếng kèn tại lễ trao ấn kiếm cho chính quyền cách mạng ở Ngọ Môn tháng Tám 1945. Với nhiều lý do khác nhau, các dàn nhạc kèn Huế lần lượt giải thể từ năm 1945.
Khát vọng phục hồi
Những năm sau 1975, TP. Huế có đầu tư cho Nhà Thiếu nhi Huế thành lập đội kèn thiếu nhi, song chỉ cầm chừng. Năm 2012, Học viện Âm nhạc Huế cũng tổ chức biểu diễn hoà tấu có sự tham gia của một số nghệ sĩ kèn tại Nhà Kèn và Công viên Thương Bạc, song đến 2014 thì không duy trì được nữa. Năm 2018, nhạc sĩ Lê Quang Vũ (nay là Phó Chủ tịch Hội Âm nhạc tỉnh) trở về Huế và thành lập Câu lạc bộ Kèn Huế với khoảng 25 thành viên. Tuy nhiên, Câu lạc bộ Kèn Huế cũng hoạt động không sôi nổi.
Ngày 23/1/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã có buổi làm việc và giao nhiệm vụ cho Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh lập “Đề án phục hồi Câu lạc bộ Kèn Huế và tổ chức biểu diễn”, và triển khai thực hiện với kinh phí xã hội hóa. Ông nói: “Kèn Huế đã từng ghi dấu ấn trong ký ức văn hóa Huế, nó phải được phục hồi để tiếp tục góp sức trong việc xây dựng Huế - thành phố di sản”.
Liên hiệp Hội hình thành Ban vận động thành lập do nhà thơ Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh làm Trưởng ban, thống nhất tên gọi là Dàn nhạc Kèn Huế. Liên hiệp Hội đã tập hợp Câu lạc bộ Dàn nhạc Kèn Huế bước đầu có 50 thành viên, trong đó có 40 nghệ sĩ chơi kèn.
Gần một năm qua, Ban vận động thành lập Dàn nhạc Kèn Huế đã xúc tiến nhiều công việc để ra mắt. Công ty cổ phần Khu công nghiệp Gilimex nhận tài trợ cho Dàn nhạc Kèn Huế trên 1,9 tỷ đồng để mua nhạc cụ (kèn, trống) và tổ chức tập luyện, biểu diễn trong thời gian tới; Công ty Scavi đã tài trợ 40 bộ trang phục biểu diễn kèn tây và 40 bộ trang phục biểu diễn truyền thống. Học viện Âm nhạc Huế bố trí phòng cho Dàn nhạc Kèn Huế tập luyện. Nhiều doanh nghiệp trong tỉnh đã hào hứng tài trợ bước đầu cho Dàn nhạc Kèn Huế ra mắt.
Tận mắt chứng kiến cảnh tập luyện của các thành viên Dàn nhạc Kèn Huế, mới thấy họ khao khát được chơi kèn trong dàn nhạc, được cống hiến cho âm nhạc, cho văn hoá Huế. Nguyễn Gia Thịnh, một thành viên nói: “Câu lạc bộ là nơi để tôi và các nghệ sĩ, nhạc công khác sống cùng với đam mê. Ai nấy đều vui khi được tham gia Dàn nhạc kèn Huế, vì cảm thấy mình được chơi kèn trong đội hình và qua đó cống hiến cho quê hương”.
Vang lên sau 75 năm
Sáng 1/1/2021, ngay ngày đầu năm mới, dàn kèn hơi lại đồng thanh vang lên bên bờ sông Hương sau 80 năm vắng bóng dàn nhạc kèn. Dàn nhạc Kèn Huế xuất hiện với trang phục hiện đại khiến nhiều người bất ngờ, thú vị.
Có 9 tác phẩm được trình tấu. Ngày xưa, các tác phẩm âm nhạc của các nhà soạn nhạc châu Âu, như Mozart, Beethoven, Schubert, Bizet, Weber, Tchaikovsky, Chopin… đã vang lên nơi đây; thì nay, công chúng lại được nghe các tác phẩm như “Happy New Year” của ABBA, “La Paloma” của Tây Ban Nha, “Top Of The Word” của nhóm Imagine Dragons… Có một số tác phẩm Việt Nam được trình bày như “Thương về xứ Huế” của Minh Kỳ, “Huế - Sài Gòn - Hà Nội” của Trịnh Công Sơn. Đặc biệt, liên khúc Nhã nhạc Cung đình (Đăng đàn cung, Xuân Phong, Long Hổ, Tẩu Mã) được trình tấu đã khơi gợi ký ức rộn ràng xuân sang. Khi giai điệu truyền thống “Đăng đàn cung” cất lên, nhiều người chứng kiến đã hết sức vui mừng
Phát biểu chúc mừng, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ chia sẻ niềm vui, niềm tự hào khi một truyền thống văn hóa quý báu của quê hương Thừa Thiên Huế được phục hồi, đồng thời gửi lời cảm ơn đến các nhà tài trợ và sự quan tâm của các sở, ban, ngành. Ông nói: “Tôi được biết nhà kèn Huế là nhà kèn duy nhất trên cả nước được gìn giữ nguyên vẹn. Nơi này trong những năm tháng của dòng chảy lịch sử từng chứng kiến những đội kèn Huế xưa tổ chức biểu diễn. Hy vọng rằng trong thời gian sắp tới, đội kèn Huế sẽ là điểm sáng về văn hóa nói chung và âm nhạc của tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng, góp mặt trong những lễ hội văn hóa quan trọng của tỉnh nhà”
Bài, ảnh: ĐĂNG TRÌNH