Cam kết thực hiện “kế hoạch 100 ngày”
Chia sẻ tại Tọa đàm trực tuyến “Nghẽn lệnh HOSE: Thực trạng và Giải pháp”,ảiquyếtnghẽnlệnhtạiHOSESắpchínhthứcvậnhànhhệthốngmớsoi kèo bóng đá việt nam do Câu lạc bộ Nhà báo Chứng khoán tổ chức ngày 24/6, ông Dương Dũng Triều - Chủ tịch Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT (FPT IS) cho hay, "kế hoạch 100 ngày giải cứu" nghẽn lệnh tại HOSE được chia thành nhiều giai đoạn. “Đến nay, chúng tôi đang kiểm tra về an ninh bảo mật và ngưỡng chịu đựng của hệ thống, song song với xây dựng quy trình vận hành, nhất là khi xảy ra sự cố" - ông Triều thông tin.
Ông Dương Dũng Triều cho biết thêm, FPT đặt mục tiêu năng lực xử lý được 3-5 triệu lệnh/ngày và bỏ cơ chế phân bổ lệnh, mà các công ty chứng khoán được đẩy lệnh theo đúng năng lực của họ. Cùng với đó, công ty cũng đang kiểm thử ngưỡng đáp ứng lệnh gửi vào mỗi giây, đảm bảo cao hơn rất nhiều so với hệ thống hiện tại.
"FPT cử 50 cán bộ chuyên gia phối hợp với 30 cán bộ chuyên gia của HOSE. 2 đội đang làm việc rất vất vả, liên tục, duy trì cho đến khi hệ thống sẵn sàng bàn giao và đưa vào vận hành" - ông Triều cho biết thêm.
Chia sẻ thêm về “kế hoạch 100 ngày”, ông Lê Hải Trà - Tổng Giám đốc HOSE cho hay, những nỗ lực của FPT và HOSE rất đáng được ghi nhận; nhìn sang phía Indonesia, họ thay thế hệ thống giao dịch mất tới 14 tháng.
Về thời gian hệ thống mới có thể đưa vào vận hành, ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, hệ thống giao dịch mới sẽ đưa vào vận hành đầu tháng 7. "Từ báo cáo FPT, chúng tôi cam kết sẽ đưa vào vận hành hệ thống mới của FPT sớm nhất có thể, nhưng phải không còn trục trặc. Chắc chắn cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7 sẽ chính thức vận hành và cam kết sẽ không vượt quá thời hạn mà 100 ngày như đã cam kết" - ông Dũng nhấn mạnh.
Các công ty chứng khoán đã sẵn sàng
Tại buổi tọa đàm, đại diện lãnh đạo một số công ty chứng khoán cũng cho rằng, việc nghẽn lệnh là điều không mong muốn, vì cả phía các cơ quan quản lý, vận hành thị trường và cả công ty chứng khoán đều mong thị trường thông suốt, phục vụ tốt nhất cho nhà đầu tư. Đồng thời, các công ty chứng khoán cũng bày tỏ sự tin tưởng vào hệ thống mới và đã nâng cấp, chuẩn bị để đáp ứng nhu cầu của thị trường trên nền tảng giao dịch mới.
Ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Quyền Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán VNDirect (VND) chia sẻ, ai đi làm kinh doanh cũng đều mong muốn thị trường chứng khoán phát triển, phục vụ nhà đầu tư, khơi thông được kênh dẫn vốn. Nghẽn lệnh, nhìn ở góc độ tích cực thì lần đầu tiên doanh số giao dịch lên 1 tỷ USD, nhưng nhìn ở góc độ hạn chế đó là hạn chế về tầm nhìn.
Đối với phương pháp ngưng sửa/hủy lệnh, VND cũng đề xuất áp dụng chung cho toàn thị trường, nhưng khi ngồi họp lại thì mới phát hiện không phải hệ thống ở công ty chứng khoán nào cũng giống nhau. Có những công ty chứng khoán không đủ khả năng kiểm soát việc hủy/sửa lệnh nên phải áp dụng khác nhau. Một vấn đề ở VND không xử lý được là khi lệnh trả về từ HOSE về chậm thì lệnh về cổng VND sẽ bị dồn ứ dẫn tới phát sinh lỗi 2G. Khi lượng lỗi 2G vượt quá thì sẽ bị ngắt kết nối, do đó VND phải kiểm soát để hệ thống không sập trước hệ thống của HOSE.
“Liên quan tới việc kết nối với hệ thống mới của FPT, hiện nay, chúng tôi đã tải được khoảng 1 triệu lệnh/ngày và đã sẵn sàng với hệ thống mới”, ông Quỳnh nói.
Trong khi đó, ông Nguyễn Chí Thành, Phó Tổng Giám đốc Công ty chứng khoán SHS cho biết, công ty chứng khoán này đã sẵn sàng về nhân sự và công nghệ để kết nối với hệ thống mới. Thời gian qua, SHS cũng đã mua sắm phần cứng, đầu tư năng lực hệ thống của chính công ty chứng khoán để có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường khi hệ thống FPT đi vào vận hành. Ngoài ra, đại diện của SHS cũng đề nghị FPT và HOSE cập nhật tình huống khẩn cấp, rủi ro chưa có tiền lệ có thể xảy ra để có giải pháp xử lý./.
Hồng Quyên - Duy Thái