Để thực hiện tốt luật này,ạcnhànướcXóabỏnhữngbấtcậpvềchếđộkếtoákeo argentina Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã có những bước chuẩn bị kỹ lưỡng, cụ thể là việc trình sửa đổi, thay thế Thông tư số 08/2013/TT - BTC (TT 08) của Bộ Tài chính, hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước (KTNN) áp dụng cho Tabmis (Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc).
Hệ thống mẫu biểu cần được khắc phục
Tabmis chính thức được vận hành trên toàn quốc từ cuối năm 2012. Sau khi hoàn thành việc triển khai Tabmis, Bộ Tài chính đã ban hành TT 08. KBNN cho biết, giai đoạn đầu triển khai
Tabmis cũng có nhiều khó khăn nhất định, nhưng sự ra đời của TT 08 đã phát huy tác dụng, tạo điều kiện cho hoạt động kế toán bởi nó mang lại sự đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ trong công tác KTNN cũng như công tác kiểm soát chứng từ kế toán áp dụng cho Tabmis.
Các mẫu biểu được sửa đổi, bổ sung, thay thế về cơ bản phù hợp với các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình quản lý ngân sách. Do đó, chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN từ hai chế độ kế toán áp dụng song song trong giai đoạn triển khai Tabmis đã chính thức hợp thành một chế độ kế toán duy nhất, phục vụ có hiệu quả công tác quản lý NSNN và hoạt động nghiệp vụ của hệ thống KBNN.
Việc xây dựng hệ thống tổ hợp tài khoản kế toán bao gồm 12 đoạn mã, 43 ký tự, trong đó có các đoạn mã chi tiết thuận lợi cho việc kết xuất báo cáo cung cấp số liệu phục vụ yêu cầu quản lý, thống kê, tổng hợp của các cấp có thẩm quyền...
Tuy nhiên, sau gần 4 năm thực hiện, TT 08 cũng dần bộc lộ một số hạn chế chưa thực sự phù hợp với thực tiễn phát sinh như: Một số mẫu chứng từ kế toán còn chưa thực sự tiện lợi cho công tác phản ánh ghi chép nghiệp vụ kinh tế; trên mẫu biểu chứng từ còn một số nội dung trùng lặp dễ dẫn đến nhầm lẫn, sai sót cho đơn vị sử dụng ngân sách và sự kiểm soát của KBNN...
Hoàn thiện hệ thống tài khoản
Để khắc phục những hạn chế này cũng như cần những hướng dẫn mới về chế độ kế toán để phù hợp với Luật NSNN có hiệu lực từ năm ngân sách 2017, KBNN đã dự thảo thông tư thay thế TT 08. Dự thảo có nhiều nội dung mới được sửa đổi, bổ sung liên quan đến công tác KTNN áp dụng cho Tabmis như: Phạm vi điều chỉnh, các quy định về chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, báo cáo tài chính và báo cáo quản trị, kiểm tra kế toán, dữ liệu kế toán...
Tuy nhiên, điểm đặc biệt của dự thảo thông tư được quan tâm nhiều chính là các vấn đề về tài khoản (tài khoản tiền gửi, tài khoản dự toán chi ngân sách thường xuyên cho các cấp). Theo các cán bộ làm công tác kế toán tại các đơn vị KBNN, về tài khoản tiền gửi áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, dự thảo quy định 4 tài khoản (tiền gửi dự toán; tiền gửi thu phí, lệ phí; tài khoản tiền gửi thu sự nghiệp khác và tài khoản tiền gửi khác).
Quy định này đã đáp ứng nhu cầu quản lý của KBNN và đơn vị hành chính sự nghiệp khi phân tích được nguồn thu sự nghiệp của đơn vị và nguồn khác mà lại không tăng số lượng tài khoản quá nhiều. Tuy nhiên, KBNN cần hướng dẫn cụ thể nội dung từng tài khoản, từng nghiệp vụ kinh tế ghi chép vào tài khoản để thuận lợi khi hạch toán và kiểm soát chi. Đồng thời cần quy định rõ nguyên tắc kiểm soát chi tài khoản tiền gửi sao cho đồng bộ với nguyên tắc kiểm soát chi của KBNN.
Về tài khoản dự toán chi thường xuyên ngân sách các cấp, hệ thống tài khoản theo dự thảo thông tư đã chia theo từng cấp từ tài khoản dự toán chi thường xuyên phân bổ cho đơn vị cấp 0 đến cấp 4. Cách phân chia này theo các cán bộ kế toán là phù hợp với kỹ thuật phân bổ ngân sách trên Tabmis, nhưng lại chưa tương thích với cách phân loại đơn vị dự toán theo Luật NSNN năm 2015. Do đó, KBNN cũng cần nghiên cứu lại vấn đề này.
Hay như, theo quy định hiện hành cũng có hướng dẫn đơn vị quản lý kinh phí (đơn vị sử dụng ngân sách được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ giao quản lý tài chính để thực hiện nhiệm vụ) được phép mở tài khoản tiền gửi để tiếp nhận kinh phí từ tài khoản dự toán. Tuy nhiên, tài khoản tiền gửi này là tài khoản nào thì lại chưa được nói rõ. Do đó, KBNN cũng cần quy định rõ hơn về vấn đề này để vừa tạo thuận lợi cho các đơn vị quản lý kinh phí, vừa giúp cho các đơn vị KBNN đảm bảo công tác kiểm soát chi được an toàn, chính xác và cũng tránh được rủi ro cho các cán bộ làm công tác kế toán tại từng KBNN.
Vân Hà