10.000 người nhiễm HIV mới được phát hiện mỗi năm | |
Việt Nam phấn đấu loại trừ lây nhiễm HIV,ỷlệnhiễmHIVtrongnhómđồngtínhnamtăđội hình chelsea 2021 viêm gan B từ mẹ sang con | |
Mỗi năm Việt Nam có khoảng hơn 8.000 trường hợp nhiễm HIV mới | |
Việt Nam khởi động chương trình quốc gia dự phòng trước phơi nhiễm HIV | |
Lan tỏa thông điệp “K=K”, giảm kỳ thị với người nhiễm HIV |
Ngày 8/11, Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế tổ chức gặp mặt các phóng viên nhân Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS (10/11- 10/12/2019) và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS 1/12.
Ông Nguyễn Hoàng Long phát biểu tại cuộc gặp mặt báo chí. |
Phát biểu tai cuộc gặp mặt báo chí, ông Nguyễn Hoàng Long cho rằng, hiện tỷ lệ người nhiễm HIV tại Việt Nam tiếp tục giảm. Trong 9 tháng đầu năm, phát hiện hơn 7.700 người mới nhiễm HIV, số tử vong do AIDS là 1.428 người.
Như vậy, ước tính đến nay, Việt Nam có khoảng hơn 211.000 người bị nhiễm HIV. Tuy nhiên, điều đáng lưu tâm là số người nhiễm HIV trong nhóm đồng tính nam có nguy cơ gia tăng. Điều này thể hiện tỷ lệ người đồng tính nam nhiễm HIV hiện đang có xu hướng gia tăng và có tỷ lệ mới nhiễm HIV cao nhất trong các nhóm.
Ông Võ Hải Sơn, Trưởng Phòng Giám sát và xét nghiệm HIV, Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết, qua giám sát cho thấy một số địa phương có đông người dân tộc thiểu số như Sơn La, Điện Biên, Nghệ An, Thanh Hóa có tỉ lệ người nhiễm HIV cao hơn so với các tỉnh, thành khác. Trong đó, số người quản lý được chiếm gần 90%.
Dù thực tế là vậy song nhờ các chương trình, dự án cấp thuốc điều trị, đặc biệt là chương trình điều trị bằng Methadone, số người có HIV mới phát hiện trong nhóm người nghiện hút ma túy giảm mạnh.
Tại Điện Biên, nếu như năm 2015, mỗi năm phát hiện mới khoảng 400 trường hợp nhiễm HIV thì đến năm 2019 giảm xuống còn 150 người mắc mới trong năm.
Lãnh đạo Cục Phòng chống HIV/AIDS cho biết số lượng người nhiễm HIV được điều trị HIV/AIDS liên tục tăng qua các năm, đến nay đã có 142.000 người được điều trị AVR tại 436 cơ sở điều trị HIV/AIDS. Số người được điều trị chiếm khoảng gần 70% số người nhiễm HIV.
Một thành tựu đáng tự hào của Việt Nam theo ông Nguyễn Hoàng Long là chúng ta đã điều trị ức chế tải lượng vi rút HIV ở mức không phát hiện được (tải lượng vi rút dưới 200 bản sao/ml), chỉ thấp hơn nước Anh.
Và Việt Nam đang quyết liệt triển khai chiến dịch truyền thông trên quy mô lớn "K=K" (nghĩa là người nhiễm HIV, uống thuốc ARV hàng ngày đến mức đạt được và duy trì tải lượng vi rút không phát hiện sẽ thực sự không có nguy cơ lây truyền HIV qua đường tình dục).
Theo bà Paula Morgan, Phó Giám đốc Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), hiện trên thế giới không có nước nào có tỉ lệ K=K như Việt Nam. “Và đây là điều Việt Nam cần tự hào”, bà Paula Morgan nhấn mạnh.