Thực hiện Dự án đa dạng hóa sinh kế,ỳvọngtừdựngiảvòng loại u21 hôm nay phát triển mô hình giảm nghèo, hiện các địa phương đang tích cực thực hiện, góp phần giúp người dân thoát nghèo bền vững, nâng cao đời sống.
Bàn giao dê giống đến hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo ở thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành.
Hỗ trợ sinh kế hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo
Được hỗ trợ 5 con dê giống từ mô hình nuôi dê thuộc Dự án hỗ trợ sinh kế, đa dạng hóa mô hình giảm nghèo, ông Lương Tấn Tài, hộ nghèo ở ấp Phước Thuận, thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, rất mừng. Gia đình ông có 3 nhân khẩu, nhưng chỉ có một lao động chính, bởi cha vợ ông bị bệnh, vợ ông phải chăm sóc nên không thể đi làm. Để trang trải cuộc sống, ông đi phụ hồ, nhưng công việc bấp bênh, thu nhập không ổn định.
Lần đầu nuôi dê, còn bỡ ngỡ nên ông luôn cố gắng học hỏi kỹ thuật từ những người nuôi trước và tham gia lớp tập huấn do địa phương tổ chức để biết cách chăm sóc phù hợp cho đàn dê. “Nghe mọi người nói dê dễ nuôi, ít tốn chi phí lại nhẹ công chăm sóc. Ở địa phương có nhiều hộ trồng mít, tôi sẽ xin những phế phẩm từ mít để làm thức ăn cho dê”, ông Tài bộc bạch.
Còn ông Hồ Thanh Nhân, hộ thoát nghèo ở ấp Phú Tân, xã Phú Tân, huyện Châu Thành, phấn khởi khi được hỗ trợ mô hình nuôi dê. Hôm nhận dê giống ông vui không tả xiết. Ông Nhân cho biết: “Khi được địa phương mời lên triển khai mô hình nuôi dê, tôi mừng lắm, sau đó, tôi xây dựng chuồng nuôi. Ngoài nguồn thức ăn là cỏ, tôi còn tận dụng thêm phế phẩm từ mít để làm thức ăn cho dê. Cách làm này sẽ giúp tiết kiệm được chi phí chăn nuôi, tăng lợi nhuận”.
Hiện nay, ông Nhân đi làm phụ hồ, còn con trai đi làm thuê ở thành phố Cần Thơ. Cuộc sống không quá khó khăn, nhưng làm ngày nào chỉ đủ ăn ngày đó, không có khoản dành dụm. Vì vậy, khi được hỗ trợ 5 con dê giống, ông dự định khi dê sinh sản sẽ để nuôi tiếp tục và mở rộng thêm diện tích chuồng nuôi, hy vọng mô hình này sẽ giúp kinh tế gia đình phát triển, tránh tình trạng tái nghèo.
Bên cạnh việc hỗ trợ dê giống, chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn còn tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật nuôi, cách chăm sóc cho đến khâu làm chuồng trại đến các hộ dân. Đồng thời, tổ kỹ thuật ở địa phương thường xuyên tới lui, hướng dẫn, hỗ trợ, để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân trong quá trình chăn nuôi.
Góp phần cho mục tiêu giảm nghèo bền vững
Nhằm tạo điều kiện để hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phân bổ nguồn vốn đến các huyện, thị xã, thành phố để thực hiện dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo.
Từ nguồn vốn được phân bổ, các địa phương đã thực hiện theo trình tự các bước quy định để xây dựng dự án phù hợp. Theo ông Nguyễn Văn Minh, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, thực hiện Dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, thị trấn đã xây dựng mô hình nuôi dê. Có 20 hộ tham gia, mỗi hộ được hỗ trợ 5 con dê (gồm 4 con cái và 1 con đực), với tổng kinh phí trên 1 tỉ đồng. Khi triển khai mô hình, địa phương đã mời các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn thị trấn họp để triển khai và xin ý kiến góp ý của các hộ dân về thực hiện mô hình nuôi dê.
“Trong quá trình thực hiện mô hình nuôi dê, UBND thị trấn tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân yên tâm chăn nuôi. Chỉ đạo tổ kỹ thuật hỗ trợ, hướng dẫn để người dân thu được hiệu quả cao trong quá trình chăn nuôi góp phần giảm nghèo bền vững. Bên cạnh đó, phía công ty cung cấp con giống sẽ thu mua cho bà con, nên đầu ra được đảm bảo”, ông Minh cho biết.
Tại xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, đang thực hiện các thủ tục theo quy định để thực hiện dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo. Theo ông Cao Văn Thông, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa An: Trên địa bàn xã có 711 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 16,25%) và 264 hộ cận nghèo (chiếm tỷ lệ 6,03%), năm nay địa phương được phân bổ trên 1 tỉ đồng để thực hiện dự án. Địa phương đã triển khai dự án đến hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ thoát nghèo trên địa bàn. Qua đó, có khoảng 70 hộ dân thuộc đối tượng được hỗ trợ theo quy định đăng ký thực hiện 3 mô hình gồm nuôi gà, nuôi cá và nuôi heo. Các mô hình chăn nuôi được kỳ vọng sẽ giúp người dân thoát nghèo bền vững, ổn định cuộc sống.
Thực hiện Dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, các địa phương đã triển khai đến hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và vận động người dân tham gia. “Với mục tiêu tất cả vì người nghèo, các dự án được triển khai sẽ góp phần giúp người dân nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống, thoát nghèo bền vững”, ông Võ Phú Cường, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nhấn mạnh.
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU