Hà Nội: Các trạm y tế lưu động không tiếp nhận F0 là phụ nữ mang thai | |
Nhiều hỗ trợ chăm sóc,àNộiCácbệnhviệnnângcấpđểđiềutrịbệnhnhâkết quả u19 croatia điều trị F0 tại nhà | |
Hà Nội yêu cầu 32 bệnh viện rà soát hệ thống khí y tế phục vụ điều trị bệnh nhân Covid-19 |
Hà Nội thực hiện phân 3 tầng điều trị ca F0. Ảnh Bộ Y tế. |
Bà Trần Thị Nhị Hà thông tin, số ca mắc của thành phố có thể lên tới 1.000 ca/ngày. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Bệnh viện Điều trị Người bệnh Covid-19 (trực thuộc Đại học Y Hà Nội) đề xuất mở rộng phạm vi điều trị cả ba tầng (tức tầng 1 - thu dung F0 không triệu chứng; tầng 2 - bệnh nhân nhẹ; tầng 3 - ca nặng, trong mô hình điều trị 3 tầng). Việc chuyển đổi mô hình này nhằm giảm áp lực cho bệnh viện thành phố, song vẫn ưu tiên điều trị bệnh nhân nặng.
Được biết, bệnh viện này đang chăm sóc hơn 200 F0, bao gồm bệnh nhân ở Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc. Trong đó 70-80% là bệnh nhân nhẹ và không triệu chứng. Trước đó, bệnh viện thành lập với mục tiêu là điều trị F0 nặng (tầng 3), quy mô 500 giường bệnh, cao điểm có thể nâng lên 700 giường. Hiện bệnh nhân chủ yếu tiêm đủ mũi vaccine, diễn biến nhẹ, bệnh viện đã tiếp nhận cả F0 nhẹ.
Cùng với đó, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 là tuyến cuối điều trị bệnh nhân Covid-19 cả miền Bắc đã chuyển tất cả giường bệnh thành 500 giường hồi sức tích cực (ICU) Covid-19 nặng, trong bối cảnh ca nhiễm gia tăng.
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế về việc thành lập trung tâm hồi sức tích cực Covid-19 với quy mô 500 giường giao từ tháng 7, bệnh viện đang lắp đặt thêm các đầu cung cấp oxy, bổ sung trang thiết bị cho toàn bộ giường bệnh tại tất cả các khoa, phòng. Việc lắp đặt được tiến hành theo từng nửa khoa phòng, hình thức cuốn chiếu. Đến nay, viện đã hoàn thành trên 50% tiến độ chuyển đổi công năng. Việc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 chuyển đổi công năng thành trung tâm ICU nằm trong đề án thành lập 12 trung tâm ICU Covid-19 ở ba miền của Bộ Y tế.
Cùng với đó, Hà Nội cũng thực hiện phân 3 tầng điều trị ca F0, với tầng mộtlà tuyến y tế cơ sở và tại nhà; tầng 2 gồm 19 bệnh viện đa khoa cấp huyện, do thành phố phụ trách; tầng 3 là các bệnh viện tuyến thành phố, hạng I và tuyến Trung ương.
Các cơ sở thu dung tuyến thành phố, đáp ứng khoảng 22.000 giường, quận huyện 7.000 giường; các bệnh viện điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch khoảng 8.000 giường… Thành phố cũng đảm bảo 1.000 giường cấp cứu; huy động thêm 1.000 giường từ các bệnh viện trung ương, đảm bảo đầy đủ trang thiết bị, oxy.
Bà Trần Thị Nhị Hà cho biết, trong tình huống dịch diễn biến phức tạp, thành phố sẽ huy động hệ thống y tế tư nhân, bác sĩ nghỉ hưu, học sinh sinh viên ngành y và cả nhân lực các bệnh viện Trung ương tham gia chống dịch.
Bên cạnh các giải pháp nâng công suất hoạt động của bệnh viện, Hà Nội cũng thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ các quận, huyện điều trị F0 thể nhẹ. Sở Y tế Hà Nội đã cấp 6.000 túi thuốc A cho 30 quận, huyện, thị xã, mỗi nơi 200 túi để điều trị và chăm sóc F0 tại nhà.
Thành phố Hà Nội đã xây dựng hệ thống tiếp nhận, cung cấp thông tin phục vụ theo dõi, chăm sóc F0 tại nhà gồm tổng đài 1022 kết nối trực tiếp đến các trạm y tế lưu động toàn thành phố. Thông qua tổng đài 1022, các cán bộ y tế nhắn tin cho F0 nhắc tự khai báo tình trạng sức khỏe 2 lần/ngày. Nếu F0 có dấu hiệu bất thường như khó thở, ho tăng, sốt cao, cán bộ y tế sẽ lập tức tiếp cận để hỗ trợ thuốc, khám và điều trị.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thông tin chiến lược giảm tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân Covid-19, bao gồm: Hoàn thành tiêm vắc xin mũi 1 cho người dân từ 18 tuổi trở lên, ưu tiên tiêm mũi tăng cướng đối với các trường hợp nguy cơ cao; tất cả trường hợp F0 nhẹ đều được hướng dẫn điều trị ở nhà, trường hợp bệnh nhân nặng được đưa vào cơ sở điều trị; tiếp cận các loại thuốc điều trị Covid-19 đang nghiên cứu và đã lưu hành trên thế giới để đưa lượng thuốc điều trị về Việt Nam với tỉ lệ cao nhất, đáp ứng nhu cầu điều trị của bệnh nhân nặng. Liên quan đến thuốc điều trị Covid-19, theo Bộ Y tế, đến nay Việt Nam đã đưa vào sử dụng nhiều loại thuốc trong điều trị bệnh nhân Covid-19 như thuốc ức chế sự nhân lên của virus: Molnupiravir, Remdesivir, Favipiravir,... Ngoài ra thuốc kháng thể kép cũng đang được đưa vào điều trị cho bệnh nhân Covid-19 nặng. Các thuốc hỗ trợ khác như thuốc ức chế phản ứng miễn dịch (chất ức chế Interleukin-6, Baricitinib), thuốc chống đông, kháng sinh, kháng nấm, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền (Xuyên tâm liên) cũng được đưa vào phục vụ điều trị bệnh nhân Covid-19… |