Áp lực từ tiêu chuẩn xanh và điểm nghẽn công nghiệp phụ trợ
Ngành dệt may Việt Nam đang đứng trước thách thức to lớn khi vừa phải đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế,óavàsốhóaĐộnglựcthúcđẩycôngnghiệpphụtrợngànhdệbóng đá lưu hôm nay vừa đảm bảo các tiêu chuẩn xanh hóa và phát triển bền vững. Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), ngành này tiêu thụ khoảng 3 tỷ USD mỗi năm cho năng lượng, chiếm 8% tổng nhu cầu năng lượng ngành công nghiệp và phát thải khoảng 5 triệu tấn CO2 mỗi năm.
Xanh hóa, số hóa là yêu cầu bắt buộc để ngành dệt may phát triển bền vững. Ảnh minh họa
Các quy trình xử lý ướt như giặt, nhuộm, và hoàn tất vải trong ngành dệt may thường sử dụng lượng lớn nước và hóa chất, gây tác động tiêu cực đến môi trường. Hóa chất như thuốc nhuộm chứa azo, PFOS, PFAS hay chất chống cháy deca-BDEs không chỉ đe dọa hệ sinh thái mà còn gây hại đến sức khỏe con người. Theo tính toán, nếu cải tiến công nghệ, mỗi tấn sản phẩm có thể giảm tiêu thụ từ 100-200kg hóa chất, 50-100m³ nước và 150kg dầu.
Trong bối cảnh đó, yêu cầu về xanh hóa đang trở thành một tiêu chí bắt buộc từ các đối tác quốc tế. Bà Nguyễn Thị Minh Hải - Trưởng ban Phát triển bền vững tại Tổng công ty May Bắc Giang (LGG) nhấn mạnh, việc tham gia chuỗi cung ứng xanh không chỉ tạo ra cơ hội tiếp cận công nghệ mới mà còn cải thiện năng lực cạnh tranh và hình ảnh doanh nghiệp.
Mặc dù là ngành xuất khẩu chủ lực, tỷ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu của ngành dệt may Việt Nam chỉ đạt 40-45%, khiến doanh nghiệp phụ thuộc lớn vào nhập khẩu vải. Ngành sản xuất vải trong nước hiện đáp ứng chưa đến 36% nhu cầu nội địa, trong khi công nghệ nhuộm vải và xử lý môi trường vẫn chưa được đầu tư đúng mức. Điểm nghẽn này không chỉ làm hạn chế tiềm năng phát triển ngành dệt vải mà còn cản trở sáng tạo trong thiết kế thời trang và gia tăng giá trị nội địa.
Giải pháp xanh hóa và số hóa ngành dệt may
Để vượt qua thách thức, ngành dệt may cần tập trung vào các giải pháp xanh hóa và số hóa. Bộ Công Thương đề xuất xây dựng Trung tâm sản xuất, lưu trữ và kinh doanh nguyên liệu thô cho ngành dệt may, dự kiến hoạt động từ năm 2025. Trung tâm này sẽ hỗ trợ truy xuất nguồn gốc vật liệu, đảm bảo minh bạch và đạt chuẩn quốc tế.
Ngoài ra, việc đầu tư công nghệ thông minh như hệ thống quản lý dữ liệu trong quy trình nhuộm, ứng dụng robot trong trải và cắt vải có thể giảm chi phí, tiết kiệm vật liệu và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Ông Lê Xuân Thịnh - Giám đốc Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC) đề xuất, cần thiết lập các tiêu chuẩn quốc gia về sản xuất xanh, tạo điều kiện để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận gói hỗ trợ tài chính, quỹ đổi mới công nghệ và dịch vụ tư vấn.
Như vậy, Việt Nam cần có một chiến lược bài bản để đa dạng hóa nguồn cung nhằm đảm bảo duy trì chuỗi cung ứng dệt may bền vững đáp ứng yêu cầu mới. PGS.TS.Võ Thị Vân Khánh - Học viện Tài chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nguyên phụ liệu theo hướng tuần hoàn là yếu tố then chốt để đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường và chuỗi cung ứng. Việc xây dựng các khu công nghiệp dệt may xanh với hệ thống xử lý nước thải hiện đại là ưu tiên hàng đầu.
Bên cạnh đó, hợp tác quốc tế đóng vai trò quan trọng. Các dự án như “Xanh hóa ngành dệt may Việt Nam” do Tổ chức Quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) và VITAS triển khai đã mang lại nhiều giá trị tích cực, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng nước và năng lượng.
Xanh hóa và số hóa không chỉ là yêu cầu bắt buộc mà còn là cơ hội để ngành dệt may Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Để đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với chính phủ, hiệp hội và các tổ chức quốc tế trong việc đầu tư công nghệ, xây dựng chuỗi cung ứng bền vững và nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội. Hành trình chuyển đổi này không chỉ mở ra cơ hội phát triển bền vững mà còn đưa ngành dệt may Việt Nam tiến xa hơn trong hội nhập toàn cầu.
Duy Trinh(t/h)