【bóng đá số wap】Đức Pháp Vương

“Điều vĩ đại của Đức Pháp Vương Drukpa là ở chỗ thế gian này không phải của Ngài nhưng Ngài đã yêu thương thế gian như những người trong chúng ta yêu thế gian này nhất”.

Lời tán thán của nhà thơ Lương Tử Đức đã phần nào lý giải cho sức cuốn hút mạnh mẽ của Pháp vương Gyalwang Drukpa mỗi khi Ngài viếng thăm Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.

{ keywords}
Đức Pháp vương Drukpa

 

Những ngày này,ĐứcPhápVươbóng đá số wap khi các đại lễ tâm linh quan trọng tại Đại Bảo tháp Mandala Tây Thiên (Vĩnh Phúc) đã hoàn tất viên mãn, thì tại miền Nam không riêng Phật tử mà đông đảo người dân đều hướng về Pháp hội Đại bi Quan Âm cầu nguyện quốc thái dân an với mong nguyện sẽ được cùng Đức Pháp Vương và tăng đoàn Truyền thừa Drukpa truyền đi thông điệp: “Trí tuệ, tình yêu thương trong hành động”. Pháp hội tại Tp Hồ Chí Minh từ ngày 3-10/10 với các đại lễ tâm linh và sự kiện văn hóa quan trọng: Tọa đàm “Sức mạnh tình yêu thương”, tổng kết chiến dịch “Sống giản đơn” tại chùa Vĩnh Nghiêm, thiện hạnh “Sống để yêu thương” dành cho người khuyết tật…

Sư cô Hương Nhũ trụ trì Thiên Quan Ni Tự (Bình Dương), bày tỏ: “Chúng tôi tha thiết mong sớm hạnh ngộ Đức Pháp Vương để thêm một lần nữa được đón nhận những chia sẻ, huấn từ từ bậc Thượng sư. Mỗi hành động, lời nói và ý niệm của Ngài đều hướng về lợi ích chúng sinh”. Năm 2014, sự kiện Đức Pháp Vương thuyết giảng về luật nhân quả và từ bi chỉ dạy cách thức trì tụng kinh pháp cho hơn 500 người mù tại Bình Dương đã khiến nhiều người cảm động và bật khóc.

Mới đây vào đúng dịp hòa bình thế giới (21/9), Hội nhà văn VN đã trân trọng thỉnh mời Đức Pháp Vương là diễn giả danh dự trong buổi tọa đàm: “Thiên nhiên, Con người: Một thế giới”, tại Văn Miếu Quốc Tử Giám. Trong lần thứ 2 hạnh ngộ Đức Pháp Vương, nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội nhà văn VN cảm kích: “Chúng ta hướng về Đức Pháp Vương cũng là hướng về sự cao quý thiện lành nơi mỗi người. Sự hiện diện của Ngài hôm nay tại thủ đô ngàn năm văn hiến là một cử chỉ hết sức cao đẹp. Ngài muốn mang đến niềm hạnh phúc an vui, nền hòa bình, hòa hợp, đóng góp trí tuệ và năng lực của mình vào sự phát triển Phật pháp và các giá trị văn hóa tốt đẹp của người dân đất nước Việt Nam”.

{ keywords} 

 

Tham dự lễ khai mạc “Pháp hội Đại Bi Quan Âm - trì tụng 1 tỷ câu chân ngôn” tại Đại Bảo tháp Mandala Tây Thiên ngày 25/9, ông Bùi Hữu Dược, Vụ trưởng Vụ Phật giáo Ban Tôn giáo Chính phủ cũng dành sự trân trọng trước mối Pháp duyên của Ngài với đất nước Việt Nam: "Đây là một đại lễ lớn nhằm cầu cho nước mạnh dân giàu, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc. Sự hiện diện của Đức Pháp Vương, Tăng đoàn truyền thừa cùng các Phật tử, người dân khắp đất nước thể hiện sự hòa quyện, gắn bó giữa đạo và đời, tình cảm quốc tế sâu đậm của người Việt với thế giới. Hy vọng mỗi người có mặt ở đây sẽ hành động xứng đáng là Phật tử gương mẫu, công dân ưu tú”.

Đáp lại sự trân trọng, tình cảm của đất nước và con người Việt Nam, trong chuyến thăm Việt Nam lần này, Đức Pháp Vương đã trao tặng và tự tay an vị bảo vật gồm pho tượng Phật quý và xá lợi Phật vào Đại Bảo tháp Tây Thiên. Pho tượng Phật trong tư thế thiền định được đúc bằng đồng có tuổi thọ 2.000 năm, tích tụ năng lượng tích cực do các bậc thượng sư, hành giả tu trì, cúng dường suốt quãng thời gian dài. Tượng là một trong những Pháp bảo được trì giữ nhiều đời trong Kho tàng Phật pháp Truyền thừa Drukpa.

Đức Pháp Vương cho biết: An vị các Pháp bảo này sẽ làm cho năng lượng của vũ trụ được triệu thỉnh, khơi dậy và hòa vào Đại bảo tháp, để tự thân Bảo tháp có năng lực hóa giải các khổ đau chướng ngại của cá nhân cũng như cộng đồng. Nhưng để loại bỏ mọi vướng mắc thì con người còn cần phải nỗ lực hết mình, biết hành động với trí tuệ, hiểu biết, biết sống yêu thương, trân trọng mọi loài".

 

{ keywords}
Đức Pháp Vương giao lưu với CLB Thăng Long
Không chỉ đem đến tâm nguyện hạnh phúc, bình an, Pháp Vương còn là “đại sứ văn hóa” truyền đi những giá trị, tinh hoa văn hóa Việt đến với cộng đồng quốc tế. Hình ảnh các ni sư Nepal trình diễn võ cổ truyền Việt Nam tại Thế vận hội Olympic London 2012 được báo chí quốc tế đăng tải là một minh chứng sống động. Những điệu múa Rồng, màn biểu diễn trống Thăng Long do các ni sư học tập từ Việt Nam cũng được Ngài tự hào giới thiệu tại Ấn Độ, Ladakh, Nepal. Tình cảm và ấn tượng tốt đẹp về người dân đất nước Việt Nam được Đức Pháp Vương chia sẻ rộng khắp trên hành trình du hóa mang thông điệp Từ bi – Trí tuệ của Đạo Phật đến với nhân loại.

Sự hiện diện của Đức Pháp Vương tại Việt Nam như thế đã góp phần mang thông điệp hòa bình, hòa hợp của Việt Nam gửi tới thế giới, cũng đồng thời là thông điệp của sức mạnh tình yêu thương và niềm tin vào cuộc sống tốt lành hạnh phúc hơn cho mọi người và mọi loài.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chia sẻ: “Chúng ta không chỉ cung đón một con người mà chúng ta cung đón một tinh thần. Tinh thần ấy là tình yêu thương, sự chia sẻ, sự tha thứ và dâng hiến vô điều kiện cho thế gian này. Và Đức Pháp Vương là một Người có sứ mệnh nuôi giữ tinh thần tối tượng đó và làm tinh thần ấy lan tỏa mỗi ngày trong đời sống con người”.

Tuệ An