Ngày 24/8,ếngiodụcvsựphttriểnbềnvữngởViệstrasbourg đấu với marseille tại TP.Huế, Bộ GD-ĐTphối hợp với Tổ chức UNESCO tổ chức lễ khai mạc dự án “Sáng kiến giáo dục vì sự phát triển bền vững”ở Việt Nam.
Sáng kiến này là một hợp phần nằm trong thỏa thuận toàn cầu giữa UNESCO và Tập đoàn Samsung nhằm tăng cường sự ứng phó của hệ thống giáo dục và cộng đồng địa phương đối với những thách thức hiện nay trong phát triển bền vững.
Việt Nam là quốc gia đầu tiên hưởng lợi từ thỏa thuận này và Thừa Thiên-Huế là địa phương được chọn khởi động thực hiện sáng kiến giáo dục vì sự phát triển bền vững.
Phát biểu tại lễ khai mạc, bà Katherine Muller Marin - Trưởng đại diện UNESCO Việt Nam cho biết: Mục tiêu của dự án là nhằm hỗ trợ Việt Nam xây dựng xã hội học tập có khả năng thích ứng và bền vững hơn bằng việc tăng cường khả năng ứng phó của cộng đồng địa phương và toàn hệ thống giáo dục trước những thách thức của biến đổi khí hậu, thảm họa và mất đa dạng sinh học.
Bà nhấn mạnh, trong một dự án có bản chất đa ngành gồm nhiều bên liên quan khác nhau thì sự tham gia và cam kết là những yếu tố then chốt, đảm bảo sự thành công của sáng kiến. Vì vậy, cần sự tham gia chung tay góp sức của các bên có liên quan, trong đó cộng đồng và nhà trường là trọng tâm trong chiến lược của UNESCO.
Nội dung của dự án “Sáng kiến giáo dục vì sự phát triển bền vững”là xây dựng môi trường thuận lợi để thực hiện giáo dục vì sự phát triển bền vững, bằng các hoạt động cụ thể gồm: xây dựng và triển khai các khóa bồi dưỡng giáo viên trực tuyến ở 5 trường tiểu học và cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên- Huế về giáo dục vì sự phát triển bền vững và tăng cường năng lực để tích hợp nội dung này vào các hoạt động giáo dục cho học sinh tiểu học.
Dự án cũng tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức cho cộng đồng, truyền thông, chính quyền các cấp, phụ huynh và hiệu trưởng nhà trường về những thách thức của biến đổi khí hậu, thảm họa thiên tai và mất đa dạng sinh học và sử dụng dịch vụ viễn thám; hướng dẫn sử dụng bộ công cụ đánh giá các rủi ro thảm họa và mối đe dọa trong nhà trường để xây dựng kế hoạch phòng ngừa thảm họa nhà trường; xây dựng kế hoạch hành động cộng đồng, kế hoạch truyền thông, xây dựng chiến lược giảm thiểu rủi ro thảm họa để lồng ghép vào kế hoạch quản lý khu di sản của Việt Nam, cụ thể là quần thể di tích Cố đô Huế và nâng cao nhận thức về cách sử dụng hình ảnh vệ tinh phục vụ công tác ra quyết định dựa trên minh chứng.
Đến thời điểm này, dự án đã tiến hành tập huấn bộ công cụ đánh giá các rủi ro thảm họa và mối đe dọa trong nhà trường tại 5 trường tiểu học thường chịu ảnh hưởng của thiên tai ở Thừa Thiên-Huế là Thanh Toàn (Hương Thủy), Số 1 Hương Vinh (Hương Trà), Hương Long (thành phố Huế), Phú Mậu 1 (Phú Vang), Quảng Lợi (Quảng Điền).
Theo TTXVN