【ket qua bong da chau au】Toàn cảnh "cơn địa chấn" Syria khiến chính quyền Assad sụp đổ chóng vánh

Toàn cảnh "cơn địa chấn" Syria khiến chính quyền Assad sụp đổ chóng vánh

(Dân trí) - Trong vòng chưa đầy 2 tuần sau khi lực lượng đối lập mở lại các cuộc tấn công quy mô lớn, chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã sụp đổ chóng vánh.

Các lực lượng chống chính phủ Syria ở Aleppo ngày 1/12 (Ảnh: AFP).

Rạng sáng 8/12, các lực lượng đối lập ở Syria tuyên bố giành quyền kiểm soát thủ đô Damascus, lật đổ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad, đánh dấu kết thúc hơn 50 năm cầm quyền của gia tộc Assad.

Nga xác nhận, ông Assad đã từ chức và rời khỏi đất nước.

Đây được coi là bước ngoặt lớn đối với Syria cũng như với cán cân quyền lực ở Trung Đông.

Làn sóng tấn công bắt đầu khi nào?

Hôm 27/11, một liên minh các phe đối lập ở Syria đã phát động một cuộc tấn công lớn chống lại các lực lượng ủng hộ chính phủ.

Cuộc tấn công đầu tiên diễn ra ở tiền tuyến giữa Idlib do phe đối lập nắm giữ và tỉnh Aleppo lân cận.

Chỉ 3 ngày sau, phe chống chính phủ đã kiểm soát Aleppo, thành phố lớn thứ hai của Syria.

Phe đối lập là ai?

Thủ lĩnh HTS Abu Mohammad al-Jolani (Ảnh: AFP).

Cuộc tấn công này được thực hiện bởi một số nhóm đối lập có vũ trang ở Syria do nhóm Hayat Tahrir al-Sham (HTS) lãnh đạo và được hỗ trợ bởi các phe phái đồng minh được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn.

HTS là lực lượng lớn nhất và có tổ chức nhất, đã kiểm soát tỉnh Idlib trong nhiều năm trước cuộc tấn công.

Các nhóm khác tham gia chiến dịch này bao gồm Mặt trận Quốc gia Giải phóng, Ahrar al-Sham, Jaish al-Izza và Phong trào Nour al-Din al-Zenki, cũng như các phe phái được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn.

Các thành phố Syria thất thủ hàng loạt

Phe chống chính phủ Syria tiến công rất nhanh. Chỉ trong vòng vài ngày, họ kiểm soát Aleppo, Hama, Homs, Deraa. Tuy chưa kiểm soát Lattakia và Tartous, các vùng duyên hải được coi là thành trì của quân đội chính phủ Assad, nhưng lực lượng đối lập tuyên bố đã chiếm giữ thủ đô Damascus.

Quân đội Syria tuyên bố đang "tái triển khai và tái bố trí", nhưng điều đó dường như không có ý nghĩa gì.

Vì sao chính quyền Assad sụp đổ quá nhanh?

Syria đang gặp khó khăn khi nền kinh tế suy thoái. Điều này khiến tỷ lệ ủng hộ ông Assad ngày càng sụt giảm.

Niềm tin của quân đội cũng sụt giảm. Các binh sĩ và sĩ quan cảnh sát được cho là đã bỏ vị trí, giao nộp vũ khí và bỏ chạy trước sự tiến công của phe đối lập.

Nhiều năm qua, chính quyền Assad cũng như quân đội Syria phụ thuộc sự hỗ trợ của Nga và Iran. Tuy nhiên, hiện giờ, cả Nga và Iran đều có những mối bận tâm khác, với Moscow là cuộc chiến ở Ukraine, với Tehran là cuộc xung đột giữa Hezbollah, Hamas với Israel.

Ông Assad rời khỏi đất nước

Bộ Ngoại giao Nga xác nhận, ông Assad đã từ chức và rời khỏi Syria sau khi đạt được thỏa thuận chuyển giao quyền lực hòa bình với phe chống chính phủ.

Theo truyền thông Nga, ông Assad và gia đình đã được cấp phép tị nạn ở Nga và hiện ở Moscow.

Hiện chưa rõ tung tích của Bộ trưởng Quốc phòng Syria Ali Abbas. Trong khi Thủ tướng Syria Mohammad Ghazi al-Jalali quyết định ở lại nước.

Quân nổi dậy áp giải Thủ tướng Syria khỏi nhà

Điều gì xảy ra tiếp theo?

Syria đối mặt cả cơ hội và rủi ro sau khi chính quyền Assad sụp đổ (Ảnh: AFP).

Các nhà phân tích chỉ ra rằng Syria có nhiều cơ hội, nhưng cũng đối mặt không ít rủi ro sau khi phe chống chính phủ lật đổ chính quyền Assad.

Thủ tướng Syria Mohammad Ghazi al-Jalali cho biết, nội các của ông sẵn sàng chìa tay cho phe đối lập và bàn giao chức năng của mình cho chính phủ chuyển tiếp.

"Đất nước này có thể là một quốc gia bình thường xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng và thế giới, nhưng vấn đề này tùy thuộc vào bất kỳ nhà lãnh đạo nào do người dân Syria lựa chọn", ông nhấn mạnh.

Lãnh đạo HTS cho biết, các tổ chức công sẽ vẫn nằm dưới sự giám sát của Thủ tướng Jalali cho đến khi chúng được bàn giao chính thức.

Theo Aljazeera