Empire777

Cùng với hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền các cấp, các hộ nghèo ở h thứ hạng của al sadd

【thứ hạng của al sadd】Quyết tâm thoát nghèo, cải thiện cuộc sống

Cùng với hỗ trợ của cấp ủy,ếttmthotnghocảithiệncuộcsốthứ hạng của al sadd chính quyền các cấp, các hộ nghèo ở huyện Châu Thành không ngừng nỗ lực vươn lên, để cải thiện cuộc sống.

Tại nhiều cuộc họp, sinh hoạt địa phương đã lồng ghép tuyên truyền, khơi dậy ý chí, tinh thần chủ động vươn lên của người nghèo.

Tự nguyện xin thoát nghèo

Năm qua rất đáng nhớ với gia đình bà Nguyễn Thị Út Nhỏ, ở ấp Phú Lợi A, xã Phú Hữu, khi gia đình tự nguyện xin thoát nghèo.

Hoàn cảnh gia đình bà Út Nhỏ rất khó khăn, con cái đi làm xa, chồng bà làm thợ hồ, còn bà cũng đi làm thuê làm mướn, căn nhà lá xuống cấp. Trước khó khăn của gia đình, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã vận động hỗ trợ gia đình 50 triệu đồng để xây dựng lại nhà, nhờ đó căn nhà lụp xụp ngày nào đã được thay thế bằng căn nhà vững chãi. Dẫu cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng với gia đình được vậy là quý lắm rồi. “Tôi rất biết ơn chính quyền địa phương đã đỡ đần, tạo điều kiện để gia đình tôi được an cư lạc nghiệp. Tôi tự nguyện đăng ký thoát nghèo, bởi xã hội còn nhiều người khó khăn hơn, cần sự quan tâm, hỗ trợ để cải thiện cuộc sống”, đôi mắt bà Út Nhỏ ánh lên sự lạc quan, cương quyết.

Dẫu biết không còn là hộ nghèo đồng nghĩa với việc gia đình sẽ không được nhận các chính sách hỗ trợ, không được cấp thẻ bảo hiểm y tế, nhưng vợ chồng bà không quá băn khoăn vì điều đó, bởi mọi người đã có kế hoạch thực hiện mô hình làm ăn, để kinh tế được cải thiện hơn. Theo bà Út Nhỏ, hiện gia đình bà đã làm hồ sơ vay vốn khoảng 50 triệu đồng để thực hiện mô hình nuôi lươn, nuôi ếch. Đợi khi nguồn vốn được giải ngân sẽ bắt tay vào nuôi, hy vọng mô hình chăn nuôi này giúp kinh tế gia đình ổn định và phát triển hơn nữa.

Chuyện người dân tự nguyện xin thoát nghèo không còn là chuyện lạ hay bất ngờ. Người dân không chỉ tận dụng có hiệu quả sự giúp đỡ, tạo điều kiện của chính quyền địa phương, mà còn chủ động vươn lên, tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại. Để có được kết quả đáng phấn khởi trên tất cả là nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở trong việc triển khai các giải pháp giảm nghèo.

Đẩy mạnh tuyên truyền, xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại

Công tác giảm nghèo đòi hỏi sự nỗ lực từ nhiều phía, trong đó điểm mấu chốt là người nghèo phải có quyết tâm muốn thoát nghèo. Ông Lê Hữu Huyện, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Hữu, cho biết: “Việc tự nguyện xin thoát nghèo cho thấy người dân đã thoát khỏi tư tưởng trông chờ, ỷ lại, có ý chí vươn lên. Nhờ sự chủ động của người nghèo cùng với các giải pháp của địa phương, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 1,6%, thu nhập bình quân đầu người đạt 60,2 triệu đồng/người/năm”.

Để xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại của người nghèo, huyện Châu Thành tăng cường tuyên truyền. Trước hết vận động bà con chăm chỉ làm ăn, cải tạo đất đai để thực hiện mô hình hiệu quả. Tạo điều kiện để mọi người tiếp cận nguồn vốn và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Với những hộ thiếu việc làm thì tư vấn về thị trường lao động trong, ngoài nước. Các cấp, các ngành ở huyện Châu Thành còn kịp thời biểu dương, ghi nhận những hộ chủ động xin thoát nghèo để khích lệ tinh thần của người dân. Song song đó, xây dựng, nhân rộng các mô hình giảm nghèo.

Thời gian tới, để thực hiện tốt công tác giảm nghèo, bên cạnh tập trung chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo một cách công khai, minh bạch, huyện tiếp tục thực hiện đầy đủ các chính sách đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, phân loại hộ nghèo để có cách giúp đỡ thích hợp. Thực hiện các dự án, tiểu dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Theo ông Nguyễn Hữu Tứ, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Châu Thành, cùng với sự hỗ trợ của chính quyền các cấp thì yếu tố quan trọng không thể thiếu là quyết tâm thoát nghèo của mỗi cá nhân, gia đình hộ nghèo. Từ quyết tâm đó, mọi người cố gắng phấn đấu vươn lên, để có cuộc sống ngày càng phát triển.

Bài, ảnh: BÍCH CHÂU

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap