【bảng xếp hạng hạng nhất bóng đá anh】Làm sạch giới showbiz: Loạn danh xưng nghệ sĩ

Nghệ sĩ không có vùng cấm,àmsạchgiớishowbizLoạndanhxưngnghệsĩbảng xếp hạng hạng nhất bóng đá anh khán giả là bồi thẩm đoàn

Đó chính là chia sẻ của độc giả tên Khanh. Bạn đưa ra những lập luận: “Pháp luật Việt Nam không cần ra những bộ khung pháp luật đạo đức. Điều này có nhiều bất cập vì đánh giá đạo đức một người luôn biến đổi theo thời gian và vùng lãnh thổ. Khán giả là bồi thẩm đoàn cao nhất sẽ quyết định về hành vi của người nghệ sĩ. Nếu có cần thay đổi, phát triển thì cần đưa ra những bộ khung về minh bạch thông tin, những phát ngôn, những quảng cáo, những hoạt động của nghệ sĩ phải chịu trách nhiệm điều mình làm”. 

Trong khi đó, bạn Kim Rung đặt vấn đề loạn nghệ sĩ ở Việt Nam: “Những người tự nhận là nghệ sĩ Việt Nam đang quá nhiều, trong khi những gì họ làm được cho nghệ thuật là gì? Cống hiến ra sao cho nền văn hoá, giải trí nước nhà? Có chăng là góp được chút xíu cho ngành công nghiệp giải trí mà thôi. Vắng cô thì chợ vẫn đông, không có những người này, showbiz vẫn hoạt động bình thường và không trở thành showbitch như cách nhiều người mỉa mai đâu!”.

Nhiều độc giả cũng nhận định, giới nghệ sĩ để lại nhiều ảnh hưởng xấu tới người hâm mộ trẻ, như lời của bạn Duy Đông: “Nghệ sĩ ảnh hưởng tới giới trẻ, thế nhưng gần đây một số có lối sống đáng thất vọng”.

{ keywords}
Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng có nhiều phát ngôn gây tranh cãi.

Bạn Vo Danh phân tích: “Cách sống của giới nghệ sĩ ảnh hưởng nhiều tới thế hệ trẻ, phụ huynh và nhà trường dù có quản thế nào thì cũng khó có một ai sống thời tuổi trẻ mười tám, đôi mươi mà không đồng hành cùng một vài bài hát hay một ca sĩ nào đó. Nên có khuôn khổ để nắn các nghệ sĩ, và phạt nặng những nghệ sĩ vượt ranh giới, để các cháu biết phân biệt đúng sai và không bị hiện tượng hâm mộ mù quáng ảnh hưởng tương lai các cháu”.

Ở một góc nhìn khác, độc giả Nhật Minh cho rằng nghệ sĩ chân chính không lạm dụng chiêu trò: “Nghệ sĩ tài năng thì không bao giờ dùng chiêu bẩn để PR cho bản thân, chúng ta thấy mấy người mẫu nghệ sĩ không có tài năng thì lại hay phát ngôn và hành động rất vô văn hóa cốt để mọi người biết đến mình càng nhiều càng tốt”.

Độc giả Đoàn Hà nhấn mạnh: “Đóng góp cho sự phát triển của xã hội giới showbiz không nhiều, đấy là chưa nói đến những tiêu cực, những tiêu cực, những lùm xùm mà họ gây ra trong thời gian qua. Rất cần có những chế tài mạnh để họ tự nhận ra mình là ai, đã có những đóng góp gì cho xã hội”.

Cũng từ đây, không ít độc giả một lần nữa khẳng định việc “phong sát” là điều cần thiết. Bạn Thanh Hiền cho rằng: “Nên phong sát một lần, cho các nghệ sĩ nếm được bài học. Đừng cao cao tự đại, làm sai không nhận lỗi xong thậm chí còn đổ lỗi cho người khác. Đừng tưởng những gì mình là được là hoạt động nghệ thuật chân chính khi chỉ dăm bữa nửa tháng sau chương trình, chẳng ai còn nhớ tới những sản phẩm của các anh các chị. Những người như thế đâu xứng đáng được gọi là nghệ sĩ, chỉ là người biểu diễn - đơn giản thế thôi!” 

Các độc giả Lê Thoại, Thiều Thị Thu Hiền cũng tán đồng khi đưa ra ý kiến: “Nên phong sát showbiz, nhất là kêu gọi từ thiện, phong cách lố lăng, phát ngôn thiếu văn hoá… và cộng đồng nên tẩy chay nghệ sĩ, MC có hành vi không phù hợp”, “Nghệ sĩ gì mà phát ngôn tục tĩu, cao ngạo, chả đẹp đẽ gì”…

Độc giả Le Phung The cũng có quan điểm tương tự: “Rất nên làm và làm ngay như Trung Quốc và Hàn Quốc, dẹp triệt để những người tự nhận nghệ sĩ, vô văn hóa, không có liêm sỉ. Đồng thời phải có quy định, chế tài xử lý các hãng giải trí, các nhà đài phát các gameshow nhố nhăng”.

{ keywords}
Gameshow phản cảm, nhố nhăng xuất hiện nhiều.

Gameshow truyền hình cần tiết chế

Từ ý kiến của bạn Le Phung The, nhiều độc giả bày tỏ cùng chung quan điểm. Bạn QuocSi cho biết: “Trước tiên là nên dẹp các game show nhảm nhí. Nó xuất hiện ngày càng dày và nhiều nghệ sĩ lên show phát ngôn thô tục, không chuẩn mực sẽ làm ảnh hưởng đến đời sống của giới trẻ”.

Bạn Thanh Chương đưa ra ý kiến: “Khán giả đã đành nhưng các đài truyền hình cũng nên như vậy. Các gameshow nhảm nhí đã làm lệch lạc thẩm mỹ nghệ thuật. Theo tôi nghĩ, nên định nghĩa lại danh từ "nghệ sĩ", thí dụ như phải biết khóa Sol là thế nào hay nốt đen là gì”.

Độc giả Mai Nguyễn tán đồng: “Tôi đề nghị cần nghiêm túc xem xét, kiểm duyệt và xử lý các chương trình gameshow phản cảm, thiếu văn hoá như dùng trứng ném nhau, dùng bột mì đắp lên mặt, đổ ra sàn nhà làm thay bùn trơn để đuổi, kéo nhau ngã cho vui”.

Nhắc lại vấn đề ảnh hưởng của nghệ sĩ tới giới trẻ, bạn đọc tên Đăng chia sẻ: “Nghệ sĩ là đối tượng có ảnh hưởng rất lớn đối giới trẻ. Cho nên cần mạnh tay xử lý mạnh tay và triệt để. Ngoài pháp lý ra thì gia đình, nhà trường cần quan tâm giáo dục học sinh đừng vì thần tượng mà cổ vũ cho những con người vô đạo, vô phép. Song song, các nhà sản xuất, nhà quảng cáo cần phải chung tay đừng vì lợi ích một ít kinh tế mà góp tay giống như một số chương trình. Hy vọng, 1 - 2 năm nữa showbiz Việt sẽ được sạch sẽ”.

Bạn Phuong039872 góp ý khung giờ vàng nên phát sóng các chương trình kiểu như Đường lên đỉnh Olympia hoặc các cuộc thi sáng tạo về khoa học kỹ thuật.

Nhận xét của độc giả Huynh Khai có thể là lời kết tạm thời về chủ đề “Làm sạch giới showbiz”: “Ủng hộ việc làm xây dựng bộ quy tắc ứng xử của giới nghệ sĩ cũng như quản lý chặt việc làm từ thiện, thu nhập cá nhân của họ. Cho phép báo đài kêu gọi tẩy chay, cấm sóng khi nghệ sĩ nói như dân "chợ búa" trên mạng. Hiện nay cũng cần làm rõ khuất tất của nghệ sĩ khi làm từ thiện, xử lý người phát ngôn không chuẩn trên mạng ảnh hưởng đến lớp trẻ và thuần phong mỹ tục (không phân biệt nghệ sĩ hay người nổi tiếng khác)”. 

Lê Cúc(tổng hợp)

Làm sạch giới showbiz: Khán giả nên tẩy chay nghệ sĩ thiếu chuẩn mực

Làm sạch giới showbiz: Khán giả nên tẩy chay nghệ sĩ thiếu chuẩn mực

Nhiều cái tên trong showbiz Việt được độc giả điểm danh cho lối sống, hành xử thiếu chuẩn mực. Khán giả cũng đề nghị biện pháp xử phạt mạnh tay như một nước trong khu vực đang áp dụng.