Những người lính áo trắng tỏa sáng giữa tâm dịch
Mục tiêu giải ngân hơn 50.000 tỷ đồng,ấuhiệunhậnbiếttrẻmắsoi kèo ả rập ngành giao thông vận tải bứt tốc từ đầu năm
Virus SARS-CoV-2 gây bệnh ở cả người lớn và trẻ em. Thời gian gần đây, bệnh đang có xu hướng gia tăng ở trẻ em.
Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 ở trẻ em, phần lớn trẻ mắc Covid-19 không triệu chứng hoặc nhẹ với triệu chứng viêm hô hấp trên hoặc tiêu hóa (55%), trung bình (40%). Trong đó, tỷ lệ nặng chiếm 4% và nguy kịch là0,5%. Trẻ nhũ nhi <12 tháng tuổi có nguy cơ cao diễn tiến nặng.
Hội chứng viêm đa hệ thống hay MIC-S ở trẻ em mắc Covid-19 hiếm gặp, thường ở giai đoạn muộn sau nhiễm SARS-CoV-2 từ 2-6 tuần. Đây là biến chứng nặng có thể gây tử vong và có xu hướng gia tăng.
Thời gian ủ bệnh là 2-14 ngày, trung bình là 4 - 5 ngày. Mới đầu, trẻ có thể có một hay nhiều triệu chứng như: sốt, mệt mỏi, đau đầu, ho khan, đau họng, nghẹt mũi/sổ mũi, mất vị giác/khứu giác, nôn và tiêu chảy, đau cơ, tuy nhiên trẻ thường không có triệu chứng.
Triệu chứng lâm sàng thường gặp là: sốt 63%, ho 34%, buồn nôn/nôn 20%, ỉa chảy 20%, khó thở 18%, triệu chứng mũi họng 17%, phát ban 17%, mệt mỏi 16%, đau bụng 15%, triệu chứng giống Kawasaki 13%, không có triệu chứng 13%, triệu chứng thần kinh 12%, kết mạc 11% và họng đỏ 9%.
Các triệu chứng khác ít gặp hơn: tổn thương da (hồng ban các đầu ngón chi, nổi ban da...), rối loạn nhịp tim, tổn thương thận cấp, viêm thanh mạc (tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng tim), gan to, viêm gan, bệnh não (co giật, hôn mê hoặc viêm não).
Ở giai đoạn, tiến triển, hầu hết trẻ chỉ bị viêm đường hô hấp trên với sốt nhẹ, ho, đau họng, sổ mũi, mệt mỏi hay viêm phổi và thường tự hồi phục sau khoảng 1 -2 tuần. Khoảng 2% trẻ có diễn tiến nặng, thường vào ngày thứ 5-8 của bệnh. Trong đó một số trẻ (khoảng 0,7%) cần điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực với các biến chứng nặng như: hội chứng nguy kịch hô hấp cấp (ARDS), viêm cơ tim, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm trùng, và hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C).
Các yếu tố tiên lượng nặng là trẻ béo phì, trẻ chậm phát triển, bại não, bệnh phổi mạn, suy giảm miễn dịch, đái tháo đường, tim bẩm sinh... Tỷ lệ tử vong ở trẻ rất thấp (< 0,1%), hầu hết tử vong do bệnh nền.
Thường trong giai đoạn từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 10, nếu không có các biến chứng nặng trẻ sẽ hết dần các triệu chứng lâm sàng và khỏi bệnh.
PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết hầu hết trẻ có thể tự hồi phục sau 1-2 tuần nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp bệnh tình diễn biến nặng, cần được can thiệp y tế ngay để tránh những biến chứng nguy hiểm. Khi con có bất cứ biểu hiện bất thường nào ngoài triệu chứng thông thường, cha mẹ hãy đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Đặc biệt, với những trẻ có bệnh nền như: đẻ non cân nặng thấp, bệnh phổi mạn, hen, ung thư, bệnh thận mạn, ghép tạng, đái tháo đường, bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, bệnh huyết học, bệnh hệ thống, suy giảm miễn dịch, đang điều trị thuốc corticoid hoặc thuốc ức chế miễn dịch… cần được quan tâm, bảo vệ nhiều hơn, theo dõi sát sao hơn bởi các bác sĩ chuyên khoa.
Hiện nay, các nhà khoa học đã đưa ra được những biện pháp điều trị như thuốc diệt virus, ngăn chặn cơn bão cytokine, điều trị biến chứng huyết khối…, tuy nhiên việc điều trị bệnh vẫn hết sức khó khăn, cần tiếp tục nghiên cứu. Biện pháp phòng bệnh vẫn đóng vai trò quan trọng giúp giảm tỷ lệ mắc và tử vong của bệnh. Cụ thể, tuân thủ 5K, kết hợp với tiêm vaccine cho trẻ theo hướng dẫn của Bộ Y tế, phát hiện sớm và phân tầng điều trị ca bệnh phù hợp với mức độ nặng của bệnh.