Empire777

Những lưu ý người dân cần biết về quy định mới liên quan đến tách thửa, hợp thửa đất tại Hà Nội Hội kq bđ y

【kq bđ y】Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản: Chưa địa phương nào ban hành đầy đủ văn bản

Những lưu ý người dân cần biết về quy định mới liên quan đến tách thửa,ậtĐấtđaiLuậtNhàởLuậtKinhdoanhbấtđộngsảnChưađịaphươngnàobanhànhđầyđủvănbảkq bđ y hợp thửa đất tại Hà Nội Hội nghị toàn quốc về tình hình triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường "lo" người dân “sốc” với bảng giá đất mới

13 địa phương chưa ban hành văn bản

Chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản diễn ra vào chiều nay 8/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đánh giá cao nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, các hiệp hội, doanh nghiệp... đã cùng làm, cùng tham gia, cùng thống nhất trong xây dựng các nghị định, quyết định, thông tư để đưa các luật vào thực tiễn cuộc sống.

Chính phủ đã cùng với các bộ, ngành, địa phương xây dựng, ban hành đồng bộ các văn bản theo thẩm quyền 15 Nghị định và 02 Quyết định của Thủ tướng (trong đó Luật đất đai 10 Nghị định, 01 Quyết định; Luật Nhà ở 03 Nghị định, 01 Quyết định; Luật Kinh doanh bất động sản 02 Nghị định; nếu tính cả Nghị định sửa đổi Nghị định số 156/2018/NĐ-CP có hướng dẫn điều 248 Luật đất đai thì chúng ta đã hoàn thành 16 Nghị định); không có thông tư nào bị chậm ban hành.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản. (Ảnh: VGP/Minh Khôi)
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản. (Ảnh: VGP/Minh Khôi)

Tuy nhiên, đến ngày 07/10/2024, chưa có địa phương nào ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền. Một số địa phương chưa ban hành văn bản nào để triển khai thực hiện.

Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm trong việc chậm ban hành các quyết định theo thẩm quyền; mức độ ảnh hưởng ra sao đến phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn, việc huy động nguồn lực đất đai, vận hành của thị trường bất động sản; việc thực hiện cơ chế, chính sách về nhà ở...

Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân, do đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương nên số lượng các nội dung giao cho địa phương quy định nhiều, trong khi các địa phương đều hạn chế về nguồn nhân lực, thời gian, kinh nghiệm.

Mặc dù đã tích cực, chủ động nhưng đa số địa phương còn khó khăn, lúng túng nên chưa ban hành kịp thời, đầy đủ các văn bản triển khai thi hành Luật thuộc thẩm quyền. Vì vậy, chưa tạo hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ, chưa phát huy tối đa hiệu lực, hiệu quả của các quy định đổi mới của pháp luật đất đai; chưa giải quyết kịp thời các yêu cầu của người dân, doanh nghiệp trong tiếp cận đất đai.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cũng cho biết, có tới 13 tỉnh, thành phố chưa ban hành văn bản gồm: Cao Bằng, Ninh Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Đăk Nông, Tiền Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau, Phú Yên, Bình Phước và An Giang.

Các tỉnh nhận trách nhiệm

Tại Hội nghị, ông Hoàng Văn Thạch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng, nhận trách nhiệm trong việc chậm trễ ban hành các văn hướng dẫn triển khai thi hành các Luật.

Đối với Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, tỉnh Cao Bằng đã tổ chức điều chỉnh chương trình phát triển nhà của tỉnh Cao Bằng đến năm 2030 và xây dựng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh. Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện nay chưa hình thành các khu công nghiệp, nhu cầu về nhà ở xã hội còn rất thấp, chưa thu hút được các nhà đầu tư quan tâm, các dự án trên địa bàn tỉnh còn ít.

Lãnh đạo các địa phương phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: VGP/Minh Khôi)
Lãnh đạo các địa phương phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: VGP/Minh Khôi)

Về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, quy định chi tiết về Luật Nhà ở, hiện nay có một số nội dung mới tỉnh Cao Bằng đang giao các Sở, ban ngành nghiên cứu để ban hành các văn bản hướng dẫn. Tỉnh Cao Bằng cũng đang dự thảo các Nghị quyết trình HĐND tỉnh. Do kỳ họp chuyên đề của HĐND tỉnh bị ảnh hưởng của tình hình thiên tai, bão lũ nên bị lùi lại sang tháng 10.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng và Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Cao Bằng nghiêm túc tiếp thu sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đồng thời sẽ báo cáo Thường trực Tỉnh ủy, HĐND tỉnh để tiến hành đẩy nhanh tiến độ các văn bản triển khai thi hành các Luật theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Tương tự, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thị Minh Thúy nhận khuyết điểm khi tỉnh không đảm bảo tiến độ thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng các văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản.

Về triển khai thi hành Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản, An Giang đã có 15 văn bản thuộc thẩm quyền ban hành, trong đó đã hoàn thành 3 văn bàn. Các văn bản thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh sẽ hoàn thành lấy ý kiến các đơn vị trước ngày 15/10 và sau ngày 15/10 sẽ gửi thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt. Các văn bản thuộc thẩm quyền của HĐND sẽ hoàn thành trước ngày 15/10.

Đối với nội dung triển khai thi hành Luật Đất đai, sau khi rà soát, An Giang cần ban hành 21 văn bản. Tỉnh đã hoàn thành 11 văn bản, trong tuần (7-11/10) An Giang sẽ ký ban hành thêm 4 văn bản, các văn bản còn lại đang lấy ý kiến của địa phương, sở, ngành xong trước ngày 15/10, để trình thẩm định ngay sau đó, đảm bảo tiến độ theo yêu cầu.

Tại tỉnh Quảng Nam Phó Chủ tịch UBND Trần Anh Tuấn cho biết, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền, Quảng Nam chưa đạt yêu cầu, do quá trình xây dựng, lấy ý kiến, thẩm định của các sở, ngành, địa phương còn chậm.

Hiện Quảng Nam đã lấy ý kiến và dự kiến trình kỳ họp HĐND tỉnh trong tháng 10 về chính sách bồi thường, tái định cư, chính sách hỗ trợ đất đai đồng bào dân tộc thiểu số, dự kiến trình vào 20/10.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap