Báo cáo về công tác quá tải trong khám,ácsĩkhámbệnhtừgiờsángnhưngvẫnquátảtrận nhật bản hôm nay chữa bệnh, PGS-TS-BS Trương Quang Bình, Phó Giám đốc BV Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, hiện mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận 8.000 - 8.500 lượt bệnh đến khám ngoại trú. Số lượng bệnh nhân trên đang tạo ra sự quá tải rất lớn đối với bệnh viện.
Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM có 3 cơ sở với quy mô 1.000 giường bệnh nội trú, nhưng tình trạng vượt công suất vẫn luôn là 104%. Cơ sở dù mới vừa hoạt động chưa được bao lâu, được thiết kế với quy mô 30 giường, nhưng nay số bệnh nhân vào cấp cứu đã hơn 100 lượt/ngày.
Lưu lượng bệnh quá lớn, tại khoa Cấp cứu luôn xảy ra tình trạng ùn ứ bệnh nhân. Bệnh viện thực hiện phương châm không để bệnh nhân nằm ghép nên những trường hợp cần nhập viện phải chờ trên khoa điều trị có người xuất viện.
Để đáp ứng nhu cầu của người bệnh, bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM đang phải cử nhân sự đến bệnh viện từ 3 giờ sáng để tư vấn, tiếp nhận đăng ký khám bệnh, lấy máu xét nghiệm; bác sĩ phải khám thông tầm từ sáng đến chiều (không nghỉ trưa), tổ chức khám bệnh online; thanh toán chi phí khám bệnh qua thẻ… Tuy nhiên, thực tế người bệnh vẫn phải chờ nhiều giờ mới đến lượt khám, tình trạng quá tải ngày càng căng thẳng.
Tương tự, qua khảo sát tại Bệnh viện Chợ Rẫy, đoàn công tác Bộ Y tế cũng đã choáng ngợp khi chứng kiến cảnh bệnh nhân đang đợi khám chật kín ngay tại sảnh khám bệnh. Phần lớn bệnh nhân là người ngoại tỉnh. Có người có mặt từ 5 giờ sáng lấy số thứ tự nhưng đợi đến 9 giờ vẫn chưa được gọi tên…
Được biết, hiện trung bình mỗi ngày tại Bệnh viện Chợ Rẫy có khoảng 5.000 - 5.500 lượt bệnh nhân đến khám và điều trị ngoại trú. Dù bệnh viện đã thực hiện nhiều giải pháp như khám bệnh từ 4 giờ 30 sáng, bố trí thêm nhiều phòng khám, đầu tư xây dựng cơ sở nhưng tình trạng quá tải vẫn không cải thiện.
Trước tình trạng này, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã yêu cầu các bệnh viện phải có giải pháp căn cơ để đẩy lùi tình trạng quá tải, nâng cao chất lượng khám và điều trị cho người bệnh. Để rút ngắn thời gian chờ đợi cho người bệnh, các bệnh viện phải tập trung phát triển bệnh án điện tử, đẩy mạnh công nghệ thông tin phục vụ chuyên môn; phát triển nhân lực, đào tạo cán bộ chuyên môn sâu, phát triển cơ sở hạ tầng… tăng khả năng tiếp nhận, điều trị đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.