Ngày 19/11,ínhsáchnàochonôngnghiệptrongbốicảnhđạidịkq net 7 Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách tổ chức diễn đàn Nông nghiệp Mùa Thu 2020 với chủ đề: "Định hướng chính sách nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19".
Sản xuất và xuất khẩu bị đứt gãy chuỗi giá trị
Theo ông Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, dịch Covid-19 khiến các sản phẩm nông sản trong nước và xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi sự đứt gãy chuỗi giá trị. Nặng nề nhất là sản phẩm tươi như trái cây, rau củ quả, thủy sản. Đặc biệt, hộ nông dân là đối tượng chịu tổn thương lớn nhất, tiếp theo là cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, hợp tác xã và ngay cả các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu cũng chịu ảnh hưởng lớn.
Ở góc độ DN, Giám đốc Công ty CP thực phẩm G.C Nguyễn Văn Thứ cho biết, dịch Covid-19 khiến nhu cầu tiêu dùng giảm do người dân thắt chặt chi tiêu, hàng hoá không thể xuất khẩu vì đóng cửa biên giới dẫn đến tồn đọng. “Từ đầu năm 2020 đến nay, xuất khẩu nha đam của DN giảm 50%, xuất bán nội địa thì ít chịu tác động hơn. Kéo theo đó doanh thu của DN cũng chỉ đạt khoảng 70% kế hoạch…” - ông Nguyễn Văn Thứ nói.
TS Phạm Công Nghiệp - Trung tâm Nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp cho hay, mới đây nhóm nghiên cứu đã khảo sát, đánh giá tác động của dịch Covid-19 đối với 4 chuỗi giá trị tại Cao Bằng và Bắc Kạn gồm: Lợn đen, gừng, chuối và bò. Kết quả cho thấy, sản lượng tiêu thụ của 4 nhóm giảm lần lượt: 45%, 30%, 73% và 77%. Giá bán của bò và chuối cũng giảm lần lượt 21,4% và 57,3%. Ngoài ra, chi phí sản xuất tăng 8,5%, 10%, 3% và 25%. Kéo theo đó, doanh thu của tác nhân thương mại của cả 4 nhóm cũng giảm từ 30 - 82%.
Tác động của dịch Covid-19 lên chuỗi giá trị được nhóm nghiên cứu chỉ ra có tác động đến chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển, hao hụt và lãng phí nông sản tăng; cung cấp vật tư đầu vào khó khăn, trong khi giá nông sản và sản lượng tiêu thụ lại giảm…
Tuy nhiên các đại biểu cũng cho rằng, trong bối cảnh chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, nông nghiệp vẫn có những cơ hội. Đó là nhu cầu tiêu thụ nông sản của thế giới vẫn tăng, trong khi Việt Nam cơ bản có nền sản xuất ổn định. DN có thể tận dụng cơ hội sau Covid-19 để xuất khẩu trực tiếp, đa dạng thị trường...
Đưa hộ nông dân nhỏ vào chuỗi giá trị
Để nông nghiệp tiếp tục phát triển trong bối cảnh chịu tác động của dịch Covid-19, các chuyên gia, nhà quản lý đã đề xuất một số cơ chế, chính sách, giải pháp nhằm thúc đẩy hệ thống nông nghiệp bền vững.
Định hướng chính sách cho nông nghiệp trong thời gian tới, theo ông Đào Thế Anh, cần tiếp cận theo hướng đảm bảo hệ thống thực phẩm bền vững. Hộ nông dân cần được chuyên nghiệp hoá. Liên kết hợp tác xã - doanh nghiệp là trung tâm của chuỗi giá trị.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách đầu tư cho khoa khọc công nghệ như về nông nghiệp sinh thái, tuần hoàn để nâng cao hiệu quả, hỗ trợ hộ nông dân nhỏ tham gia chuỗi giá trị và tăng cường tính chống chịu của chuỗi với các rủi ro. Đồng thời, có chính sách tăng cường năng lực cho hộ nông dân, hợp tác xã, cho doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm. Xây dựng nông dân chuyên nghiệp hoá để tạo quy mô sản xuất, có sự liên kết với hợp tác xã.
Không những vậy, cần thúc đẩy liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi nhằm đảm bảo quá trình lưu thông sản phẩm, đảm bảo sự phân phối lợi ích hài hoà giữa các tác nhân trong bối cảnh dịch bệnh. Ngoài ra, cần đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm qua các kênh phân phối mới, hệ thống bán hàng hiện đại (online).
Một số đại biểu cũng kiến nghị Chính phủ, các bộ ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh giải pháp phát triển việc làm sau dịch Covid-19; thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội. Đặc biệt, Nhà nước cần tham gia vào cung ứng một số vật tư đầu vào thiết yếu trong giai đoạn dịch để bảo đảm nguồn cung ổn định, đầy đủ và chất lượng…
Từ thực tại của DN, ông Nguyễn Văn Thứ cho rằng, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi, khuyến khích cho DN về tạo cơ hội quỹ đất đầu tư nông nghiệp sạch; chính sách hỗ trợ đầu tư thêm cho việc nghiên cứu phát triển sản phẩm nông nghiệp sạch phục vụ nhân dân./.
Khánh Linh