Empire777

Cục trưởng Trương Hùng Long phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Minh ĐứcCục trưởng Cục Quản lý nợ và tài ch ket qua bong đa.net

【ket qua bong đa.net】Quản lý nợ công an toàn, hiệu quả

quản lý nợ công

Cục trưởng Trương Hùng Long phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Minh Đức

Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (QLN&TCĐN - Bộ Tài chính) - ông Trương Hùng Long đã quán triệt nhiệm vụ tới cán bộ,ảnlýnợcôngantoànhiệuquảket qua bong đa.net công chức của Cục tại hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai công tác 6 tháng cuối năm 2017, ngày 30/6/2017.

Triển khai các công cụ quản lý nợ bền vững

Báo cáo tại hội nghị, Phó Cục trưởng Cục QLN&TCĐN Nguyễn Xuân Thảo cho biết, đơn vị đã hoàn thành theo đúng tiến độ, luôn bám sát nhiệm vụ trọng tâm của năm 2017 với nhiều nhiệm vụ quan trọng về xây dựng chính sách, chế độ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao. Trong đó có Dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi), Nghị định về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ, cho vay lại chính quyền địa phương, góp phần hoàn thiện thể chế chính sách quản lý nợ công trong tình hình mới.

Cục cũng đã chủ động nghiên cứu, xây dựng và tổ chức triển khai các công cụ

Trong 6 tháng đầu năm 2017, Cục QLN&TCĐN đã chủ trì hoặc tham gia đàm phán, ký kết 20 Hiệp định vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài với tổng trị giá quy đổi khoảng 1.802 triệu USD.

Tổng trả nợ nước ngoài từ NSNN lũy kế đến 20/6/2017 là 840,5 triệu USD, trong đó phần trả nợ cho vay lại 343 triệu USD, đảm bảo đúng hạn theo các cam kết quốc tế.

Tổng trị giá giải ngân vốn vay nước ngoài của Chính phủ trong 6 tháng đầu năm là 1.489,77 triệu USD đạt 35% kế hoạch cả năm, tập trung vào nguồn từ các nhà tài trợ chính như: Nhật Bản (734 triệu USD); Ngân hàng Thế giới (516 triệu USD); Ngân hàng Phát triển Châu Á (166 triệu USD), Hàn Quốc (26 triệu USD).

quản lý nợ bền vững thông qua việc Thủ tướng Chính phủ ban hành các Quyết định số 583/QĐ-TTG phê duyệt kế hoạch vay trả nợ của Chính phủ và các hạn mức vay nợ năm 2017, Quyết định số 544/QĐ-TTg phê duyệt chương trình quản lý nợ trung hạn 2016-2018, góp phần tăng cường tính chủ động, tổ chức huy động vốn với chi phí thấp gắn liền với mức độ rủi ro hợp lý, đảm bảo khả năng trả nợ, đồng thời thúc đẩy phát triển thị trường vốn trong nước, tiếp tục tái cơ cấu nợ công, đảm bảo an toàn nợ công và an ninh tài chính quốc gia.

Bên cạnh đó, tích cực tham gia xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 07/NQ-TW của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại Ngân sách Nhà nước, quản lý nợ công, đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.

Ngoài ra, Cục cũng tăng cường công tác kiểm tra giám sát hình hình triển khai, sử dụng vốn vay nhằm giải quyết các vướng mắc, thúc đẩy giải ngân, qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay; chú trọng công tác đánh giá xếp hạng tín nhiệm quốc gia. Nhờ vậy trong 6 tháng đầu năm 2017, tổ chức xếp hạng tín nhiệm là Moody’s và Fitch đã nâng triển vọng tín nhiệm của Việt Nam từ mức Ổn định lên mức Tích cực. S&P giữ nguyên mức xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam ở mức BB-, triển vọng Ổn định.

Xây dựng kịch bản kiểm soát nợ phát sinh

Đề cập tới nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017, theo Cục trưởng Trương Hùng Long, nợ công tiếp tục là vấn đề được Đảng, Quốc hội, Chính phủ và dư luận xã hội quan tâm, do đó, trách nhiệm giải trình của Bộ Tài chính nói chung và của Cục QLN&TCĐN nói riêng là rất lớn.

"Bên cạnh việc triển khai tốt các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của lãnh đạo Bộ Tài chính, cần thiết phải đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chủ động, minh bạch thông tin, số liệu về nợ công và cần có sự chỉ đạo quyết liệt của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc cải cách công tác quản lý nợ", ông Long phát biểu.

"Việc đánh giá tác động đối với các khoản vay mới lên nợ công, đặc biệt là khả năng trả nợ trong trung và dài hạn là một trong những yêu cầu đặt ra trong các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội. Tuy nhiên, do công tác đàm phán, ký kết các khoản vay ODA, vay ưu đãi được thực hiện qua nhiều khâu, phân tán và chưa có sự phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan, dẫn đến một số bất cập, khó khăn trong việc kiểm soát các hạn mức vay và trần nợ công. Do vậy, trong những tháng còn lại của năm, các phòng ban của Cục phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng ngay kịch bản kiểm soát từng khoản nợ tăng thêm vào trong nợ công, vì thực tế còn nhiều khoản nợ sinh ra ngay trong quá trình điều hành", ông Long đề nghị,

Đồng thời, đơn vị tổ chức thực hiện nhiệm vụ huy động vốn vay trong và ngoài nước của Chính phủ theo kế hoạch vay và trả nợ của Chính phủ năm 2017 và các hạn mức vay nợ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Bên cạnh đó, tiếp tục giám sát chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn nợ công để đảm bảo trong giới hạn được Quốc hội cho phép. Triển khai thí điểm hệ thống đăng ký khoản vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài để đánh giá tác động các khoản vay mới lên nợ công.

Ông Long cũng đề nghị, tăng cường phối hợp với các đơn vị trong Bộ Tài chính tiếp tục bám sát kế hoạch kiểm tra giám sát đối với các dự án thuộc lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng bằng vốn cấp phát hoặc vốn vay lại, công tác kiểm tra đối với các dự án thuộc nguồn vốn vay lại vốn vay của Chính phủ có trị giá vay lớn hoặc do khối công ty cổ phần hoặc tư nhân thực hiện, để nhằm mục đích nâng cao hiệu quả quản lý theo đúng kế hoạch đã đề ra từ đầu năm./.

Đức Minh

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap