Hướng dẫn chi ngân sách đẩy mạnh học tập cho công nhân
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 68/2016/TT-BTC hướng dẫn quản lý,ínhsáchtàichínhmớicóhiệulựctrongthákết quả bóng đa truc tuyen sử dụng kinh phí cho Đề án đẩy mạnh hoạt động học tập của công nhân lao động tại doanh nghiệp đến năm 2020.
Theo đó, nguồn ngân sách nhà nước sẽ được chi sử dụng như sau: Chi thực hiện nghiên cứu khảo sát về nhu cầu học tập của công nhân lao động tại 5 tỉnh, thành phố tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất; chi cho công tác tuyên truyền; chi hỗ trợ mở lớp học xóa mù chữ và phổ cập tiểu học cho công nhân, lao động là người dân tộc thiểu số, lao động nghèo.
Thông tư 68/2016/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2016.
Điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh
Nội dung này được quy định tại Thông tư 11/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định42/2015/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh, có hiệu lực từ 1/7/2016.
Theo đó, để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh, tổ chức kinh doanh chứng khoán phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: Đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 42/2015/NĐ-CP. Trích lập đầy đủ các khoản dự phòng theo quy định và không có lỗ trong 02 năm gần nhất.
Cùng với đó là tỷ lệ vốn khả dụng đạt tối thiểu 220% liên tục trong 12 tháng gần nhất trước tháng nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh. Báo cáo tài chính năm tài chính gần nhất đã được kiểm toán và báo cáo tài chính bán niên gần nhất đã được soát xét bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận.
Đồng thời, ý kiến của kiểm toán tại các báo cáo tài chính này phải là chấp nhận toàn bộ, không có ngoại trừ hoặc lưu ý.
Quy định mới về ký quỹ đối với công ty chứng khoán
Theo Thông tư 203/2015/TT-BTC thì giao dịch ký quỹ chỉ được thực hiện đối với công ty chứng khoán có tối thiểu hai nghiệp vụ môi giới, tự doanh chứng khoán và phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện sau:
Không trong tình trạng cảnh báo về tỷ lệ vốn khả dụng theo pháp luật chứng khoán về an toàn tài chính, đình chỉ hoạt động, tạm ngừng hoạt động, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, phá sản.
Không có lỗ lũy kế lớn hơn hoặc bằng 50% vốn điều lệ tính theo báo cáo tài chính năm gần nhất đã được kiểm toán và báo cáo tài chính bán niên gần nhất đã được soát xét (nếu có). Vốn chủ sở hữu không thấp hơn vốn pháp định, đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, trích lập đầy đủ các khoản dự phòng và tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật chứng khoán có liên quan khác.
Thông tư 203/2015/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ 1/7/2016.
Điều chỉnh thuế xuất khẩu than mùn cưa
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 73/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng than làm từ mùn cưa, thuộc nhóm 44.02 tại Biểu thuế xuất khẩu ban hành kèm theo Thông tư số 182/2015/TT-BTC.
Theo đó, mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng than củi (kể cả than đốt từ vỏ quả hoặc hạt), đã hoặc chưa đóng thành khối thuộc nhóm 44.02 như sau:
Áp dụng mức thuế suất 10% đối với than củi của tre (Mã hàng: 4402.10.00); áp dụng mức thuế suất 0% đối với than gáo dừa (Mã hàng: 4402.90.10); áp dụng mức thuế suất 5% đối với than gỗ rừng trồng và than làm từ mùn cưa (Mã hàng: 4402.90.90.10; Mã hàng: 4402.90.90.20); áp dụng mức thuế suất 10% đối với than củi của các loại khác (Mã hàng: 4402.90.90.90).
Như vậy, thông tư mới sửa đổi mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với than làm từ mùn cưa - mã hàng 4402.90.90.20 từ 0% lên mức 5%.
Thông tư 73/2016/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 4/7/2016.
Chi tiết hóa quy định về lệ phí trước bạ
Ngày 24/5/2016, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 75/2016/TT-BTC để bổ sung quy định hướng dẫn về lệ phí trước bạ. Quy định này có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp, nhất là trong giai đoạn thay đổi về cơ cấu hoạt động, dẫn tới thay đổi chủ sở hữu các tài sản thuộc đối tượng phải nộp lệ phí trước bạ.
Theo đó, các trường hợp đổi tên đồng thời đổi chủ sở hữu tài sản phải nộp lệ phí trước bạ bao gồm: đổi tên và thay đổi toàn bộ cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần (CTCP) có cổ đông sáng lập; đổi tên và thay đổi toàn bộ cổ đông sở hữu vốn điều lệ lần đầu đối với CTCP không có cổ đông sáng lập; đổi tên và thay đổi toàn bộ thành viên công ty đối với loại hình doanh nghiệp khác; đổi tên và thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân đối với trường hợp bán doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014; đổi tên và chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty trách nhiệm hữu hạn thành CTCP theo phương thức bán toàn bộ vốn góp cho một hoặc một số tổ chức, cá nhân khác…
Thông tư này sẽ chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/7/2016.
40% tiền phí cho vay lại nộp vào Quỹ Tích lũy trả nợ
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 74/2016/TT-BTC quy định việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ phí cho vay lại và phần trích phí bảo lãnh tại Bộ Tài chính giai đoạn 2016-2020.
Theo quy định tại Thông tư, số tiền thu được từ phí cho vay lại và phần trích phí bảo lãnh được phân bổ như sau: Trích 40% số tiền thu được từ phí cho vay lại và phần trích phí bảo lãnh theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 1 Thông tư này để đưa vào Quỹ Tích lũy trả nợ.
Số tiền 60% còn lại được sử dụng để bổ sung kinh phí hoạt động của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (ngoài phần ngân sách nhà nước cấp đảm bảo hoạt động thường xuyên theo quy định hiện hành) cho các nội dung chi quy định tại Điều 4 Quyết định số 05/2016/QĐ-TTg ngày 5/2/2016.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15/7/2016 và thay thế Thông tư số 29/2013/TT-BTC ngày 15/3/2013 của Bộ Tài chính. Các nội dung quy định tại Thông tư này được áp dụng cho các năm ngân sách từ năm 2016 đến năm 2020./.
Kinh phí hoạt động của Tổng cục Thuế bằng 1,8% dự toán thu
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 76/2016/TT-BTC quy định thực hiện cơ chế quản lý tài chính và biên chế với Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan giai đoạn 2016 – 2020, áp dụng từ ngày 17/7/2016.
Theo hướng dẫn, kinh phí bảo đảm hoạt động của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan (bao gồm chi thường xuyên và chi đầu tư xây dựng, mua sắm hiện đại hóa trang thiết bị) được phân bổ hàng năm theo mức ổn định là 1,8% (đối với Tổng cục Thuế) và 2,1% (đối với Tổng cục Hải quan) trên dự toán thu ngân sách nhà nước (NSNN) hàng năm do Quốc hội, Chính phủ giao các cơ quan này thực hiện và được tổng hợp trong dự toán thu, chi NSNN hàng năm (của Bộ Tài chính trình Chính phủ, Quốc hội quyết định).
Các nội dung quy định tại Thông tư 76/2016/TT-BTC được áp dụng cho các năm ngân sách từ 2016 đến hết năm 2020./.
Thẩm định các chương trình, dự án vay lại
Thông tư số 79 /2016/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thẩm định tài chính các chương trình, dự án vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 20/7/2016.
Nội dung thẩm định gồm: Thẩm định điều kiện được vay lại, như các điều kiện tài chính và việc đảm bảo các điều kiện về trình tự thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật, điều kiện được vay lại đối với người vay lại áp dụng theo quy định tại Luật Quản lý nợ công…; thẩm định năng lực tài chính của người vay lại, như thẩm định năng lực tài chính của người vay lại thông qua thẩm định các báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 3 năm liên tục gần nhất so với năm thực hiện thẩm định năng lực tài chính của người vay lại...; thẩm định phương án vay vốn và khả năng trả nợ của người vay lại, như thẩm định phương án sử dụng vốn vay, bao gồm khả năng bố trí và thu hồi vốn đầu tư của dự án…; thẩm định tài sản bảo đảm khoản vay của người vay lại; đánh giá, nhận xét các yếu tố phi tài chính; đánh giá rủi ro và giải pháp giảm thiểu rủi ro; đánh giá hiệu quả của dự án theo các phương án rủi ro; đánh giá các giải pháp giảm thiểu rủi ro do người vay lại đề xuất.
Xuất nhập khẩu xăng dầu phải có phần mềm theo dõi, quản lý
Theo quy định tại Thông tư số 69/2016/TT-BTC ngày 6/5/2016 của Bộ Tài chính, xăng dầu, hóa chất, khí được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hóa tại các cảng Việt Nam thì vẫn phải làm thủ tục hải quan theo quy định đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hóa tại cảng Việt Nam.
Thương nhân chỉ được bơm xăng dầu, hóa chất, khí nhập khẩu, tạm nhập và nguyên liệu nhập khẩu từ phương tiện vận chuyển vào bồn, bể và ngược lại khi có tờ khai hải quan được đăng ký theo quy định; có Giấy đăng ký giám định khối lượng có xác nhận của thương nhân giám định hoặc tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định; có biên bản lấy mẫu hoặc chứng từ lấy mẫu có xác nhận của thương nhân với cơ quan kiểm tra Nhà nước về chất lượng; có giám sát của cơ quan hải quan. Với xăng dầu, hóa chất, khí xuất khẩu, tái xuất, phải có tờ khai hải quan được đăng ký theo quy định và có giám sát của cơ quan hải quan.
Thông tư số 69/2016/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 20/7/2016.
Điều kiện hỗ trợ lãi suất cho bảo vệ và phát triển rừng
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 81/2016/TT-BTC hướng dẫn cơ chế hỗ trợ lãi suất do thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP.
Theo Thông tư, điều kiện để được ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất là đã ký hợp đồng và đã được giải ngân tại Agribank từ ngày 2/11/2015 đến hết ngày 31/12/2020 theo đúng quy định tại Điều 8 Nghị định số 75 và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Nếu các khoản vay (gồm cả gốc và lãi) bị quá hạn trả nợ hoặc được gia hạn nợ thì không được hỗ trợ lãi suất đối với khoảng thời gian khoản vay bị quá hạn trả nợ hoặc được gia hạn nợ, trừ các trường hợp khoản cho vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng được gia hạn nợ theo quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Trường hợp khách hàng đã thanh toán nợ quá hạn và trả nợ đúng hạn từ kỳ trả nợ tiếp theo thì khách hàng tiếp tục được hưởng hỗ trợ lãi suất.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 29/7/2016.
Cơ chế một cửa quốc gia trong lĩnh vực thông tin và truyền thông
Bộ Tài chính và Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành Thông tư liên tịch số 80/2016/TTLT-BTC-BTTTT hướng dẫn thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.
Thông tư quy định 7 chức năng của Cổng thông tin một cửa quốc gia: Tiếp nhận chứng từ điện tử và các thông tin có liên quan, xác thực chữ ký số của người khai và các cơ quan xử lý gửi tới; chuyển chứng từ điện tử, thông tin khác của người khai đến hệ thống xử lý chuyên ngành (bao gồm cả chữ ký số trong trường hợp người khai sử dụng chữ ký số) đồng thời lưu trữ thông tin từ người khai trên Cổng thông tin một cửa quốc gia nhằm mục đích tra cứu, thống kê; tiếp nhận kết quả xử lý và thông báo từ hệ thống xử lý chuyên ngành; trả các chứng từ điện tử cho người khai (bao gồm cả chữ ký số trong trường hợp các hệ thống xử lý chuyên ngành sử dụng chữ ký số); phản hồi kết quả xử lý của các Bộ tới các hệ thống xử lý chuyên ngành có liên quan; lưu trữ trạng thái của các giao dịch điện tử được thực hiện trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, lưu trữ các chứng từ điện tử; cung cấp một số chức năng báo cáo, thống kê số liệu theo yêu cầu từ các cơ quan xử lý và người khai.
Thông tư liên tịch 80/2016/TTLT-BTC-BTTTT có hiệu lực kể từ ngày 31/7/2016./.
Hoàng Lâm