Empire777

Sản phẩm của Manulife đã được Bộ Tài chính chấp thuận cho phép triển khai tại 22 tỉnh, thành phố, cu kết quả nữ anh

【kết quả nữ anh】Triển khai bảo hiểm vi mô không vì mục tiêu lợi nhuận

bảo hiểm vi mô

Sản phẩm của Manulife đã được Bộ Tài chính chấp thuận cho phép triển khai tại 22 tỉnh,ểnkhaibảohiểmvimôkhôngvìmụctiêulợinhuậkết quả nữ anh thành phố, cung cấp các quyền lợi gồm quyền lợi tử vong, thương tật toàn bộ vĩnh viễn... Ảnh T.L minh họa

Bộ Tài chính vừa công bố lấy ý kiến góp ý chuẩn bị trình Chính phủ dự thảo Nghị định hướng dẫn triển khai bảo hiểm vi mô đối với tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp.

Dự thảo Nghị định này hướng dẫn riêng về triển khai bảo hiểm vi mô của các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp.

Theo quy định tại dự thảo Nghị định, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp muốn triển khai bảo hiểm vi mô phải thành lập đơn vị độc lập, triển khai không vì mục tiêu lợi nhuận, trực thuộc tổ chức này để triển khai bảo hiểm vi mô, đồng thời có hệ thống theo dõi chi tiết đến từng hợp đồng nhằm bảo đảm minh bạch và thực hiện cam kết theo từng hợp đồng bảo hiểm. Tổ chức triển khai bảo hiểm vi mô phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi triển khai.

Nhằm bảo đảm cung cấp những sản phẩm bảo hiểm bảo vệ những rủi ro thiết yếu của thành viên các tổ chức chính trị-xã hội, xã hội-nghề nghiệp, dự thảo Nghị định quy định một số sản phẩm bảo hiểm cơ bản (bảo hiểm trong trường hợp tử vong, bảo hiểm dư nợ khoản vay, bảo hiểm sức khỏe, tai nạn cá nhân, tiết kiệm tuổi già, bảo hiểm thiệt hại tài sản cho hộ gia đình). Các sản phẩm này phải đơn giản, có thể không cần thẩm định bảo hiểm, phí bảo hiểm thấp.

Theo Bộ Tài chính, do đây là các sản phẩm bảo hiểm, được cung cấp trong dài hạn, cho nên tổ chức triển khai bảo hiểm vi mô phải đáp ứng yêu cầu về khả năng thanh toán, phải trích lập các loại dự phòng nghiệp vụ tương ứng với từng sản phẩm bảo hiểm, đầu tư tài chính an toàn, nhằm đáp ứng các trách nhiệm cam kết theo hợp đồng bảo hiểm.

Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định về thành lập, hoạt động, chế độ tài chính,… đã tạo khung khổ pháp lý đầy đủ đối với các DN kinh doanh bảo hiểm. Tuy nhiên, Luật không bao gồm các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội triển khai bảo hiểm vi mô không vì mục tiêu lợi nhuận. Hiện nay, cũng chưa có văn bản pháp luật nào quy định về bảo hiểm vi mô.

Bộ Tài chính có trách nhiệm chấp thuận triển khai bảo hiểm vi mô, quản lý giám sát việc thực hiện bảo hiểm vi mô; tổ chức triển khai bảo hiểm vi mô thực hiện theo quy định của Nghị định.

Cũng theo Bộ Tài chính, Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định, việc triển khai bảo hiểm vi mô được cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn.

Đến nay, Bộ Tài chính đã phê chuẩn cho 03 DN triển khai sản phẩm bảo hiểm vi mô là Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prudential, Công ty TNHH Manulife (Việt Nam) và Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Việt Nam.

Hiện tại, sản phẩm của Manulife đã được Bộ Tài chính chấp thuận cho phép triển khai tại 22 tỉnh, thành phố, cung cấp các quyền lợi gồm quyền lợi tử vong, thương tật toàn bộ vĩnh viễn, trợ cấp thu nhập khi nằm viện và hoàn lại toàn bộ phí bảo hiểm đã đóng khi đáo hạn nếu không xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Tính đến hết quý III/2016, số lượng hợp đồng có hiệu lực của Công ty là 69.371 hợp đồng với tổng số phí bảo hiểm thu được là 16,5 tỷ đồng.

Bên cạnh các sản phẩm bảo hiểm vi mô do DNBH cung cấp, một số tổ chức chính trị-xã hội (Hội LHPN), tổ chức xã hội (Trung tâm Hỗ trợ phát triển nguồn lực tài chính cộng đồng - CFRC) đã và đang cung cấp các sản phẩm bảo hiểm vi mô cho các hội viên của mình.

Hiện nay, các tổ chức chính trị-xã hội của Việt Nam đều là các tổ chức lớn, có số lượng hội viên đông đảo, mạng lưới hoạt động rộng và có khả năng tập hợp, vận động khuyến khích hội viên tham gia bảo hiểm. Việc phát triển bảo hiểm vi mô thông qua các tổ chức chính trị-xã hội sẽ góp phần không nhỏ trong việc thực hiện chính sách đảm bảo an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước.

Trên cơ sở báo cáo và đề xuất của Hội LHPN và CFRC, Chính phủ đã cho phép 2 tổ chức này triển khai thí điểm bảo hiểm vi mô từ năm 2013 và gia hạn triển khai thí điểm đến hết năm 2016.

Tuy nhiên, đến hết năm 2015, việc triển khai bảo hiểm vi mô của Hội LHPN chưa có kết quả do gặp khó khăn trong công tác tổ chức và nhân sự, và bắt đầu triển khai bảo hiểm vi mô từ tháng 6/2016.

Kết quả đến 30/9/2016, Hội LHPN cung cấp 1 sản phẩm là bảo hiểm tương trợ vốn vay với số lượng thành viên tham gia là 26.479 người. Doanh thu phí bảo hiểm đạt 1,3 tỷ đồng; tổng số quyền lợi được chi trả là 15 triệu đồng.

Về phía CFRC, mô sau hơn 2 năm triển khai bảo hiểm vi mô, lũy kế đến 30/9/2016, CFRC cung cấp 02 sản phẩm bảo hiểm là Sản phẩm bảo vệ sinh mạng vốn vay và Sản phẩm nhân thọ cơ bản (Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe khi nằm viện, tử vong/thương tật toàn bộ vĩnh viễn). Số lượng thành viên tham gia: 8.062 người; doanh thu phí bảo hiểm 2,35 tỷ đồng; tổng số quyền lợi được chi trả là 593,5 triệu đồng. Về cơ bản, CFRC cân đối được thu chi từ hoạt động bảo hiểm vi mô.

Từ thực tế trên cho thấy, việc xây dựng Nghị định riêng về bảo hiểm vi mô cho các tổ chức chính trị-xã hội, xã hội-nghề nghiệp nói riêng tại thời điểm này sẽ tạo tiền đề xây dựng khung khổ pháp lý cho việc triển khai bảo hiểm vi mô nói chung trong thời gian tới. Điều này cũng phù hợp với một số nước trong khu vực như Ấn Độ, Philipine,.. khi ban hành cơ chế riêng để đẩy mạnh triển khai bảo hiểm vi mô.

Ngoài ra, việc tạo khung khổ pháp lý cho hoạt động bảo hiểm vi mô sẽ góp phần thực hiện chính sách bảo đảm an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện cho người dân có thu nhập thấp, ít có điều kiện tiếp xúc với BHXH, BHYT của nhà nước hay các sản phẩm bảo hiểm thương mại của các doanh nghiệp bảo hiểm.

Toàn văn dự thảo Nghị định, mời xem tại đây./.

Hoàng Lâm

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap