【osaka vs】Tần tảo những gia đình đông con
Với quan niệm lạc hậu “Trời sinh voi sinh cỏ” đã khiến không ít gia đình phải chịu cảnh nghèo túng vì sinh nhiều con.
Vì đông con nên gia đình chị Hạnh lâm vào cảnh nghèo khó.
Thời gian qua,ầntảonhữnggiađnhđosaka vs mặc dù ngành dân số có nhiều nỗ lực và tích cực tuyên truyền về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đến người dân. Tuy nhiên, vẫn còn không ít người có tư tưởng lạc hậu, muốn sinh con trai để có người nối dõi tông đường hay quan niệm đông con, nhiều phúc, từ đó, khiến cuộc sống gia đình lâm vào tình cảnh khốn khó. Đơn cử như trường hợp của gia đình chị Nguyễn Thị Hạnh, hiện đang ở trọ tại khu vực 3, phường I, thành phố Vị Thanh. Hiện nay, chị Hạnh chỉ mới 36 tuổi nhưng có đến 4 người con, trong khi gia đình “không cục đất chọi chim”, mọi sinh hoạt hàng ngày đều phụ thuộc vào công việc bán dưa hấu, dưa leo, xoài… của chị và tiền bán vé số của 2 đứa con. Tuy nhiên, thu nhập cũng chẳng được bao nhiêu.
Trò chuyện với chúng tôi, chị Hạnh chia sẻ: “Cuộc sống khó khăn túng thiếu, nên việc lo đủ hai bữa cơm hàng ngày còn khó nói chi tới chuyện học hành của bọn trẻ. Lúc đầu, tôi chỉ nghĩ sinh đông con cho vui nhà, vui cửa, để bọn trẻ có anh có em không bị ai ăn hiếp, chứ đâu ngờ cuộc sống vất vả như thế này. Giờ đây, tôi cố gắng làm lụng, chỉ mong kinh tế gia đình sớm ngày cải thiện, để con cái được chăm sóc chu đáo hơn. Nói thiệt chứ, lo cơm, áo hàng ngày đã vất vả lắm rồi, đâu còn thời gian để quan tâm, chăm sóc lũ trẻ”. Vì cuộc sống nghèo khó, nên chuyện học hành với những đứa con của chị Hạnh là rất xa xỉ, do đó, 2 người con đầu đã phải nghỉ học từ sớm để lo chuyện mưu sinh cùng cha mẹ. Có thể thấy, chỉ vì quan niệm cổ hủ mà các con của chị Hạnh đã bị tước đi quyền đi học cũng như quyền được chăm sóc, vui chơi như các bạn cùng trang lứa.
Còn gia đình ông Phạm Văn Kết, ở ấp 2, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, cũng rơi vào tình cảnh nghèo khó do đông con. Được biết, gia đình ông Kết rất khó khăn, không đất đai canh tác. Sau ngày cưới, ông Kết cùng vợ đi làm thuê ở tỉnh Bình Dương, sau vài năm thì trở về quê cất một căn nhà lá nhỏ trên nền đất mà cha mẹ ông Kết cho. Tại đây, 4 người con lần lượt ra đời, cộng thêm thu nhập bấp bênh từ việc làm thuê, làm mướn hàng ngày, khiến cuộc sống của vợ chồng ông lâm vào cảnh khốn khó, bần cùng. Được biết, đứa con trai lớn của ông Kết năm nay được 12 tuổi, còn đứa nhỏ nhất thì mới 3 tuổi. Ông Kết chia sẻ: “Chúng tôi cứ nghĩ con đông nhiều phúc, với lại khi các con trưởng thành gia đình có đông lao động thì kinh tế sẽ khá hơn, nào ngờ lại lâm vào tình cảnh như thế này. Nghĩ lại thấy hối hận lắm”.
Vì hoàn cảnh quá khó khăn, nên vợ chồng ông Kết đã đi làm thuê, làm mướn ở tỉnh Long An đã 3 tháng nay. Hiện nay, trong 3 người con đang đi học, thì em Phạm Minh Tưởng (con trai lớn của ông Kết) đã phải nghỉ học giữa chừng khi đang học lớp 5, để giữ đứa em út mới 3 tuổi cho cha mẹ đi làm. Trao đổi với chúng tôi, ông Kết cho biết: “Thấy con ham học quá mà bắt phải nghỉ tôi cũng đau lòng lắm, nhưng hoàn cảnh khó khăn quá nên đành chịu mà thôi. Chúng tôi sẽ cố gắng làm, hy vọng có số vốn để năm sau cho bé Tưởng đi học lại và lo cho 3 đứa còn lại nữa”.
Dân số là một trong những vấn đề quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Vì thế, tình trạng sinh đông con sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy. Chẳng hạn, đối với gia đình nghèo thì sẽ làm gánh nặng thêm cho đời sống kinh tế, khi đó trẻ con phải lao động lam lũ, thất học. Còn đối với gia đình khá giả, tuy không gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống kinh tế, nhưng cũng góp phần tăng thêm gánh nặng cho xã hội, như tình trạng quá tải ở các bệnh viện, trường học… Đặc biệt, phụ nữ sinh con trên 35 tuổi còn để lại những biến chứng về sức khỏe cho mẹ và con. Chính vì vậy, các địa phương cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền về dân số - kế hoạch hóa gia đình để nâng cao nhận thức của người dân. Chỉ khi nào nhận thức của người dân được nâng lên thì mới hạn chế được tình trạng sinh đông con. Khi đó, không chỉ thực hiện chủ trương, đường lối của Nhà nước, mà còn góp phần cải thiện đời sống kinh tế, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc…
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU