Đây là con số được đưa ra tại Hội thảo “Tiếp cận điều trị ung thư hiệu quả và đáp ứng khả năng chi trả” do Bộ Y tế tổ chức sáng nay,ánhnặngtàichínhdobệnhungthưđangngàycànggiatăcelta – ath. bilbao 12/4.
Hiện nay, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 150.000 người mới mắc bệnh ung thư và trên 75.000 trường hợp tử vong do ung thư.
Theo thống kê, trên toàn cầu có khoảng 14,1 triệu ca ung thư mới mắc hàng năm và có khoảng 8,2 triệu người tử vong mỗi năm vì căn bệnh này; trong đó có tới 2/3 là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Tại Hội thảo, Bộ Y tế cũng đã chỉ ra tổng gánh nặng trực tiếp của 6 bệnh ung thư bao gồm ung thư vú, cổ tử cung, gan, đại trực tràng, dạ dày, khoang miệng ước tính chiếm 0,22% tổng GDP của Việt Nam năm 2012.
Trong đó, 10 bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới hiện nay là ung thư vú, đại trực tràng, phổi, cổ tử cung, dạ dày, tuyến giáp, gan, buồng trứng, hạch và ung thư máu. 10 bệnh ung thư phổ biến ở nam giới là: phổi, dạ dày, gan, đại trực tràng, thực quản, vòm, hạch, máu, tuyến tiền liệt và ung thư bàng quang.
Theo đánh giá ảnh hưởng của bệnh ung thư lên tình hình kinh tế và tài chính trong 12 tháng của hộ gia đình bệnh nhân ung thư tại Việt Nam cho thấy, có 24% bệnh nhân tử vong, 31% bệnh nhân còn sống nhưng gặp khó khăn về kinh tế, 45% bệnh nhân còn sống không có khó khăn về tài chính, kinh tế.
Tại Hội thảo, đánh giá về những bất cập tồn lại hiện nay trong công tác phát hiện và chữa trị, các chuyên gia ngành y tế cho biết, hoạt động phát triển kỹ thuật cao mới chỉ tập trung tại bệnh viện tuyến Trung ương và nhiều kỹ thuật cao vẫn chưa được thực hiện tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc kê đơn, quản lý thuốc giảm đau còn nhiều bất cập, nhất là tại tuyến cơ sở, chưa triển khai được chăm sóc tại nhà. Đặc biệt, hiện chỉ điều trị thể chất là chủ yếu, thiếu hỗ trợ tâm lý, xã hội./.
Tố Uyên