Empire777

VHO - Sáng ngày 6.9, UBND huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khánh thành và đưa vào hoạt đ du doan mu

【du doan mu】Trải nghiệm văn hóa vùng cao ở Làng văn hóa truyền thống các dân tộc huyện A Lưới

VHO - Sáng ngày 6.9,ảinghiệmvănhóavùngcaoởLàngvănhóatruyềnthốngcácdântộchuyệnALướdu doan mu UBND huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khánh thành và đưa vào hoạt động công trình Làng văn hóa truyền thống các dân tộc huyện A Lưới. Đây là không gian văn hóa và điểm đến du lịch hứa hẹn sẽ mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách.

Trải nghiệm văn hóa vùng cao ở Làng văn hóa truyền thống các dân tộc huyện A Lưới - ảnh 1
Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và huyện A Lưới cắt băng khánh thành Làng văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới ngày 6.9.2024

Làng văn hóa truyền thống các dân tộc huyện A Lưới được đầu tư với tổng mức kinh phí gần 20,8 tỉ đồng, từ nguồn hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 - 2025 (Chương trình mục tiêu quốc gia 1719).

Công trình được khởi công xây dựng từ tháng 5.2023, trên quy mô diện tích 5 ha tại khu bảo tồn sim thuộc xã Hồng Thượng. Sau thời gian thi công 18 tháng, đến nay, dự án đã hoàn thành giai đoạn I với các công trình, hạng mục gồm:  Khối nhà sinh hoạt cộng đồng chung; Nhà sinh hoạt truyền thống của dân tộc Pa-Cô, Tà-Ôi, Cơ-Tu; đường giao thông…

Cùng các hạng mục phụ trợ như: sân vườn, điện, nước, cảnh quan cây xanh… đã cơ bản hoàn thành, tạo cảnh quan không gian cho Làng văn hóa truyền thống các dân tộc.

Trải nghiệm văn hóa vùng cao ở Làng văn hóa truyền thống các dân tộc huyện A Lưới - ảnh 2
Tham quan không gian văn hóa của đồng bào các dân tộc huyện A Lưới tại Làng văn hóa.

Huyện A Lưới là địa phương vùng núi, biên giới phía Tây của tỉnh Thừa Thiên Huế, có quy mô dân số hơn 14.340 hộ/54.402 khẩu. Trong đó, hộ dân đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm tới 76,8%, gồm các dân tộc: Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu, Pa Hy, Kinh và một vài dân tộc khác nhập cư trong những năm gần đây.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới, cho biết: Huyện A Lưới là một  trong 74 huyện nghèo quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, được ưu tiên đầu tư, hỗ trợ để thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn. Việc triển khai xây dựng Làng văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số tại địa bàn huyện, nhằm phát triển các lễ hội truyền thống, đáp ứng nhu cầu giao lưu văn hóa.

Trải nghiệm văn hóa vùng cao ở Làng văn hóa truyền thống các dân tộc huyện A Lưới - ảnh 3
Phòng VHTT huyện A Lưới tái hiện lễ hội A Riêu Ca của đồng bào Pa-Cô tại Làng văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số.

Để các sản phẩm thật sự đặc sắc, hấp dẫn, huyện A Lưới đã giao cho các xã, thị trấn trực tiếp khảo sát, xây dựng, tái hiện lại không gian văn hóa cổ xưa của các dân tộc trên từng địa bàn. Đồng thời phối hợp với các già làng, trưởng bản, người có uy tín, trao truyền những tư liệu có giá trị cao để xây dựng Làng văn hóa.

Làng văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn huyện A Lưới được triển khai nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu, Pa Hy; phát huy giá trị các lễ hội truyền thống, đáp ứng nhu cầu giao lưu văn hóa của người dân và du khách.

Trải nghiệm văn hóa vùng cao ở Làng văn hóa truyền thống các dân tộc huyện A Lưới - ảnh 4
Các đoàn du khách đến tham quan Làng văn hóa trong tháng 8 vừa qua.

Với lợi thế đậm đà bản sắc dân tộc, tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, huyện A Lưới đang phát triển loại hình du lịch cộng đồng tại các điểm đến du lịch. Việc đưa vào khai thác Làng văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới sẽ góp phần làm phong phú và hấp dẫn du khách trong hành trình đến với vùng núi phía Tây Thừa Thiên Huế.

“Ngành văn hóa của huyện sẽ tổ chức nhiều hoạt động văn hóa truyền thống, tái hiện nét đẹp, sinh hoạt trong đời sống thường ngày của các dân tộc Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu,… Qua đó, tạo điểm nhấn để kết nối du khách đến tham gia, trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị tại Làng Văn hóa truyền thống các dân tộc huyện A Lưới, góp phần phát triển kinh tế xã hội và hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững” - ông Nguyễn Mạnh Hùng thông tin.

Trong thời gian tới, huyện A Lưới sẽ tiếp tục nghiên cứu đầu tư xây dựng Làng Văn hoá các dân tộc thiểu số giai đoạn II. Trong đó, sẽ đưa một số hộ dân tiêu biểu, am hiểu giá trị văn hóa truyền thống, nghề truyền thống của các dân tộc vào sống trong Làng nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc. Qua đó, kỳ vọng đưa Làng Văn hóa truyền thống trở thành điểm du lịch cộng đồng độc đáo, thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Trải nghiệm văn hóa vùng cao ở Làng văn hóa truyền thống các dân tộc huyện A Lưới - ảnh 5
Làng văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số huyện A Lưới được xây dựng ở khu bảo tồn sim, thuộc địa bàn xã Hồng Thượng.

Bà Lê Thị Thêm, Trưởng phòng VHTT huyện A Lưới cho biết, Làng văn hóa các dân tộc huyện A Lưới là nơi hội tụ sắc màu văn hóa các dân tộc Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu, Pa Hy. Bản sắc văn hoá thể hiện ở không gian cảnh quan, kiến trúc nhà Guơl, nhà Rông và nhà Moong của đồng bào.

Từ tháng 8.2024, nhiều đoàn khách du lịch đã đến tham quan và check-in tại Làng văn hóa các dân tộc huyện A Lưới. Phòng VHTT đang lên kế hoạch để kết nối, xây dựng các tour tuyến phù hợp để đón khách đến tham quan và trải nghiệm.

Trong dịp này, Phòng VHTT huyện A Lưới tổ chức tái hiện 3 lễ hội của các dân tộc tại các không gian văn hoá, gồm: Lễ hội A Riêu Ca của đồng bào Pa Cô; Lễ hội Kliing Tang (lễ cúng Giàng) của người Tà Ôi; Lễ hội Ân Ninh (đáp lễ của nhà trai) của người Cơ Tu.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap