Empire777

Với các dự án mà DN Việt Nam đủ năng lực liên doanh thì khuyến khích thực hiện bằng hình thức “DN li tin bong da ngoai hang anh

【tin bong da ngoai hang anh】Cần định hướng mới để loại bỏ "mảng tối" trong thu hút FDI

can dinh huong moi de loai bo quotmang toiquot trong thu hut fdi

Với các dự án mà DN Việt Nam đủ năng lực liên doanh thì khuyến khích thực hiện bằng hình thức “DN liên doanh” qua đó nhằm chuyển giao công nghệ,ầnđịnhhướngmớiđểloạibỏampquotmảngtốiampquottrongthuhútin bong da ngoai hang anh kỹ năng quản trị DN và nâng cao tay nghề cho người lao động. Ảnh: H.Anh.

Góp phần tăng quy mô nền kinh tế

30 năm kể từ khi Việt Nam bắt đầu thực hiện Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), khu vực FDI đã khẳng định vai trò to lớn trong nền kinh tế Việt Nam. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), từ 1988 đến 20/5/2018, 64 tỉnh, thành phố của nước ta đã tiếp nhận 25.691 dự án FDI đến từ 127 quốc gia và vùng lãnh thổ, với vốn đăng ký (còn có hiệu lực) là 322,9 tỷ USD, vốn FDI thực hiện khoảng hơn 170 tỷ USD. Khu vực FDI hiện nay đóng góp khoảng 25% tổng vốn đầu tư cho xã hội và 20% GDP của cả nước.

Theo GS. Nguyễn Mại, nguyên Thứ trưởng Bộ KH&ĐT, Chủ tịch Hiệp hội các DN đầu tư nước ngoài (VAFIE), các số liệu thống kê quá trình phát triển nền kinh tế Việt Nam từ năm 2000 đến nay cho thấy quy mô nền kinh tế của nước ta đã lớn gấp nhiều lần, trong đó khu vực FDI góp phần ngày càng nhiều hơn về vốn đầu tư, về thu ngân sách nhà nước, về GDP, về XNK. Theo đó, từ 1991 đến nay vốn FDI thực hiện đã gia tăng nhanh chóng, trong giai đoạn 1991 - 2000 đạt 19,462 tỷ USD, bình quân 1,95 tỷ USD/ năm. Giai đoạn 2001 - 2010 đạt 58,497 tỷ USD, bằng 3 lần thập niên trước đó và bình quân 5,85 tỷ USD/năm. Đặc biệt, trong giai đoạn 2011 - 2016 đạt 84 tỷ USD, bằng 4,55 lần giai đoạn 1991- 2000 và 1,43 lần 10 năm trước đó, bình quân 12 tỷ USD/năm.

“Đối với những địa phương thu hút được nhiều dự án FDI như Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Thanh Hóa ở miền Bắc, TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai ở miền Nam, đóng góp của khu vực này còn lớn hơn nhiều, làm thay đổi cơ bản cơ cấu kinh tế của từng tỉnh, thành phố, tạo điều kiện để DN trong nước phát triển và kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao, người dân trong vùng trở nên giàu có hơn các địa phương lân cận”, GS Nguyễn Mại khẳng định.

Nhấn mạnh những đóng góp của khu vực đầu tư nước ngoài dưới góc độ ngân sách, TS. Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, đóng góp của FDI vào ngân sách ngày càng tăng, từ 2,8 tỷ USD trong giai đoạn 1994-2000 lên 14,2 tỷ USD trong 10 năm từ 2001-2010). Tới năm 2011, khu vực FDI nộp ngân sách 3,5 tỷ USD; năm 2012 là 3,98 tỷ USD; 5,8 tỷ USD năm 2015 và 6 tỷ USD năm 2016. FDI cũng đã góp phần quan trọng vào XK của Việt Nam. Những năm gần đây, XK của khu vực FDI chiếm trên 70% tổng kim ngạch XK của cả nước với các mặt hàng chủ lực là hàng công nghiệp công nghệ cao. Trong năm 2017, xuất siêu của khu vực FDI đã bù đắp được nhập siêu của khu vực DN trong nước và tạo ra giá trị xuất siêu 2,7 tỷ USD của nền kinh tế Việt Nam.

Một trong những vấn đề được quan tâm đó là tác động lan tỏa của khu vực FDI. Theo GS. Nguyễn Mại, tác động lan tỏa hay hiệu ứng tràn là mục tiêu quan trọng của thu hút FDI và thực tế 30 năm qua đã chỉ ra rằng, hội nhập kinh tế quốc tế trong đó có FDI không những có tác động trực tiếp đến vốn đầu tư, hàng hóa và dịch vụ, XNK, thu ngân sách và GDP mà còn tạo ra môi trường cạnh tranh buộc DN trong nước phải đổi mới công nghệ, sáng tạo trong kinh doanh, quản trị DN, tiếp cận phương thức sản xuất, phân phối, kinh doanh tiến tiến, làm thay đổi tư duy và tập quán của DN và người dân.

Mặc dù vậy, bên cạnh những đóng góp lớn cho phát triển kinh tế của Việt Nam, khu vực FDI với những mảng tối, những hạn chế của nó đã gây ra những hệ lụy. Nói như TS Phan Hữu Thắng: “Việc nhìn thẳng vào sự thật còn có nhiều tồn tại trong thu hút và sử dụng FDI thời gian qua để thấy rõ các nguyên nhân, tìm giải pháp để loại bỏ các mảng tối trong bức tranh FDI là một đòi hỏi cấp thiết đối với công tác quản lý nhà nước về FDI trong giai đoạn tới”.

Nâng cao hiệu quả quản lý

Theo chuyên gia Phan Hữu Thắng, các mảng tối của FDI thời gian qua có thể kể tới nhiều dự án chậm triển khai, số dự án “treo” còn nhiều; chất lượng nguồn vốn FDI còn thấp do còn khá nhiều dự án FDI hàm lượng công nghệ thấp; tình trạng chuyển giá, trốn thuế, bỏ trốn không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với người lao động và bên thứ ba khi kinh doanh thua lỗ; chưa quan tâm đúng mức tới đời sống của công nhân tại các khu công nghiệp… Hình thức đầu tư “DN 100% vốn nước ngoài” rất cao, tới 82% số DN FDI, dẫn tới những hạn chế về chuyển giao công nghệ, việc sử dụng tài nguyên đất đai, khoáng sản chưa thực sự hiệu quả... Về vấn đề này, báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy, trong số 25.691 dự án FDI đăng ký vào Việt Nam trong 30 năm qua, có tới 21.577 dự án 100% vốn nước ngoài, với tổng số vốn đăng ký 233,3 tỷ USD. Con số này chiếm tới gần 84% tổng số dự án FDI tại Việt Nam. Các DN theo hình thức liên doanh chỉ chiếm tỷ lệ khiêm tốn với 3.855 DN với khoảng 70 tỷ USD.

“Đặc biệt, có hai tồn tại lớn nhất của FDI trong giai đoạn vừa qua, phải được chỉ rõ để khắc phục, thứ nhất là việc gây ô nhiễm môi trường của một số các dự án có vốn FDI, trong đó có các dự án quy mô lớn (như Vedan ở Đồng Nai) và rất lớn (như sự cố Formosa ở Hà Tĩnh) là các ví dụ điển hình. Thứ hai, mối liên kết giữa DN FDI với DN trong nước còn rất yếu, hay nói cách khác là chưa có tác động lan tỏa của khu vực DN FDI vào khu vực các DN trong nước”, TS Phan Hữu Thắng nhấn mạnh.

Hiện tại dòng vốn FDI toàn cầu vẫn có xu hướng chuyển dịch mạnh sang các nền kinh tế đang phát triển, đặc biệt vào khu vực châu Á, và từ những hạn chế nêu trên, nhiều ý kiến cho rằng, cần phải có định hướng mới trong thu hút FDI giai đoạn mới. Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, đây là thời điểm quan trọng để Việt Nam tổng kết đánh giá mặt được và chưa được từ đầu tư nước ngoài và đặt trong bối cảnh mới với sự chuyển động, chuyển dịch của thế giới, với những thay đổi của kinh tế Việt Nam để có chiến lược mới trong thu hút đầu tư nước ngoài đúng hướng, đúng mục đích phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước. Đó là việc chọn lọc những dự án có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ nguồn có giá trị gia tăng cao, những dự án lớn của các tập đoàn xuyên quốc gia để tạo ra sức lan tỏa thúc đẩy DN trong nước, phát triển công nghiệp hỗ trợ thông qua sự kết nối DN FDI và DN trong nước. Đó phải là những dự án giảm sự phụ thuộc vào nguồn lao động giá rẻ, giảm tiêu hao năng lượng, nguyên liệu đầu vào.

Về vấn đề này, GS Nguyễn Mại nhấn mạnh, để thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh thì không nên thu hút thêm dự án FDI sản xuất xi măng, sắt thép, lọc hóa dầu, hạn chế bằng cách chọn lựa nhà đầu tư và công nghệ hiện đại thực hiện một số dự án nhiệt điện than, khí, đồng thời khuyến khích bằng chính sách ưu đãi đủ hấp dẫn các tập đoàn kinh tế lớn vào các dự án điện mặt trời, điện gió, điện tái tạo và trong tương lai gần là điện thủy triều. Để nâng cao tính lan tỏa của khu vực FDI, chuyên gia này đề xuất, đối với một số dự án mà DN Việt Nam đủ năng lực liên doanh với nhà đầu tư nước ngoài thì khuyến khích thực hiện bằng hình thức “DN liên doanh” để thông qua quan hệ hợp tác cùng có lợi nhằm chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản trị DN, nâng cao trình độ lành nghề của đội ngũ công nhân, kỹ sư và cán bộ Việt Nam.

Dưới góc độ quản lý, TS Phan Hữu Thắng cho rằng, điều phải lo tới đây là nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về FDI và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức thừa hành. Những tồn tại của FDI được nhắc đến đều có thể xuất phát từ sự yếu kém về quản lý nhà nước và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước. Chính vì thế, khắc phục các tác động xấu của FDI để tiếp tục sử dụng FDI hiệu quả hơn trong giai đoạn tới là yêu cầu bắt buộc đối với công tác quản lý nhà nước về FDI.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap