World Cup

【soi kèo leicester city hôm nay】Biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:La liga   来源:World Cup  查看:  评论:0
内容摘要:Kinh tế tuần hoàn đưa các chất thải được quy trở lại, trở thành nguyên liệu cho sản xuất. Ảnh tư liệ soi kèo leicester city hôm nay

Biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển
Kinh tế tuần hoàn đưa các chất thải được quy trở lại, trở thành nguyên liệu cho sản xuất. Ảnh tư liệu

Quản lý chất thải rắn là ưu tiên hàng đầu

Theo TS. Mai Thanh Dung - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, quản lý chất thải rắn hiệu quả là một trong những ưu tiên hàng đầu của Việt Nam nhằm giải quyết ô nhiễm môi trường, hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, phát thải chất thải rắn sinh hoạt tại nước ta gia tăng nhanh. Theo thống kê cho thấy, ước tính lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở các đô thị trên toàn quốc tăng trung bình 10% - 16% mỗi năm.

Tăng cường tỷ lệ tái chế, tái sử dụng và thu hồi năng lượng từ rác thải

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải, các cấp, ngành tiếp tục tăng cường tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về phân loại chất thải rắn sinh hoạt, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường của người dân. Đặc biệt, địa phương cần đẩy mạnh nghiên cứu phát triển công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo hướng giảm chôn lấp, tăng cường tỷ lệ tái chế, tái sử dụng và thu hồi năng lượng từ chất thải.

Năm 2022, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các đô thị khoảng 26.100 tấn/ngày, tại khu vực nông thôn khoảng 22.400 tấn/ngày. Trong khi đó, ở khu vực thành thị, vẫn còn khoảng 5- 10% chất thải rắn sinh hoạt không được thu gom và ở các vùng nông thôn, tỷ lệ này khoảng 30 - 45%. Vẫn còn khoảng 10% lượng chất thải nguy hại hiện chưa được thu gom, xử lý.

Trong khi đó, Chính phủ đã đặt mục tiêu đến năm 2030, nâng tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt lên 95% ở khu vực thành thị, 90% ở khu vực nông thôn và 98% đối với chất thải nguy hại. Đây là mục tiêu nhiều thách thức trong bối cảnh việc xử lý chất thải rắn hiện nay vẫn còn khá nhiều hạn chế, việc áp dụng các công nghệ xử lý tiên tiến, đặc biệt là công nghệ biến chất thải thành năng lượng.

Về giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt, TS. Mai Thanh Dung gợi mở, phát triển kinh tế tuần hoàn (KTTH) là sáng kiến nhận được sự đồng thuận cao của cộng đồng quốc tế, được xem là một trong các phương thức giúp giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa tăng trưởng, phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường; là con đường tiến tới nền kinh tế xanh và phát triển bền vững. KTTH là một chu trình sản xuất khép kín, các chất thải được quay trở lại, trở thành nguyên liệu cho sản xuất, từ đó giảm mọi tác động tiêu cực đến môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe con người. Mô hình này đã và đang được nhiều địa phương, tỉnh, thành, doanh nghiệp từng bước áp dụng và thu được hiệu quả bước đầu.

Kể từ năm 2020, khái niệm KTTH được Chính phủ Việt Nam quy định cụ thể trong Luật Bảo vệ môi trường 2020 (Điều 142) và trong Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2020. Các quy định pháp luật này đã thể chế hóa các yếu tố KTTH đối với quản lý chất thải; trong đó, tiếp tục thúc đẩy ứng dụng công nghệ xử lý, tái chế chất thải, thân thiện với môi trường, sản xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; phân loại chất thải rắn sinh hoạt, định giá thu gom xử lý chất thải rắn sinh hoạt…

Biến rác thành tiền

Về thực tế xử lý rác hiện nay, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, trên địa bàn cả nước hiện có khoảng 1.712 cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt (bao gồm 467 lò đốt chất thải rắn sinh hoạt, 38 dây chuyền sản xuất phân compost, khoảng 1.207 bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt). Bên cạnh đó, những năm gần đây, công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt để thu hồi năng lượng cũng đã và đang được các địa phương quan tâm đầu tư.

Tính đến đầu năm 2024, có 3 nhà máy đốt rác phát điện đã đi vào hoạt động tại Hà Nội, Bắc Ninh, Cần Thơ và có 15 dự án đầu tư nhà máy đốt rác phát điện đang triển khai xây dựng tại một số tỉnh, thành phố như: TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Ninh.

Cũng theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt là vấn đề đòi hỏi các địa phương cần phải thực hiện quyết liệt, thường xuyên, đồng bộ, thống nhất và có sự chung tay của nhiều cấp, nhiều ngành, của người dân, doanh nghiệp cùng toàn xã hội.

Ở góc độ chuyên gia kinh tế, ông Lê Anh Vũ - đại diện Quỹ Hanns Seidel Foundation (Cộng hòa Liên bang Đức), việc quản lý chất thải rắn trong quá trình chuyển đổi tuần hoàn, giảm các nguy cơ về môi trường. Cùng với đó, áp dụng biện pháp khuyến khích đầu tư vào các giải pháp xử lý rác thải bền vững.

Dưới góc độ quản lý nhà nước tại địa phương về môi trường, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh Đoàn Duy Vinh chia sẻ, Quảng Ninh xác định ưu tiên thực hiện là sớm xây dựng được cơ chế, chính sách thuận lợi để: đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải; coi chất thải là tài nguyên, thực hiện quản lý chặt chẽ và khơi thông biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh.

Hiện nay, cơ quan chuyên trách tỉnh Quảng Ninh đang thí điểm mô hình phân loại chất thải rắn, thu gom rác nổi tại Vịnh Hạ Long; mô hình Ngân hàng rác - Đổi rác lấy tiền và giải pháp đồng xử lý chất thải rắn trong lò nung clinker xi măng của Công ty Cổ phần Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh; mô hình nâng cao hiệu quả hấp thụ của các bể hấp thụ khí nhà kính thông qua tăng cường công tác trồng rừng, phủ xanh các bãi thải, các vùng đất trống trên toàn bộ diện tích mỏ của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam…/.

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap