Trao đổi với báo Pháp Luật TPHCM vào chiều 23/12,ìnhhìnhBiểnĐôngmớinhấtHơntàucáTrungQuốcviphạmởBiểnĐôvo đich y ông Lưu Văn Huy, Cục trưởng Cục Kiểm ngư Việt Nam, Bộ NN&PTNT, Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết, thời gian qua, tình hình Biển Đôngtiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp. Trung Quốc vừa tăng cường nhiều đợt diễn tập quân sự trên biển vừa duy trì lệnh cấm đánh bắt cá trên vùng biển Việt Nam. Điều này gây ra áp lực đối với ngư dân Việt Nam hoạt động khai thác hải sản trên các vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
“Trong năm 2015, số tàu cá và ngư dân Việt Nam hoạt động hợp pháp trên ngư trường truyền thống thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc kiểm soát, xua đuổi, đập phá, tịch thu tài sản và đâm chìm vẫn tăng” - đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam thông tin.
Cụ thể, theo thống kê, trong năm 2015 số lượng tàu cá Trung Quốc vi phạm vùng biển Việt Nam tăng so với năm trước. Tính đến tháng 11/2015 có gần 3.720 lượt/chiếc tàu cá Trung Quốc vi phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam, tăng hơn năm 2014 gần 1.770 lượt/chiếc. Ngoài ra, tính đến tháng 12/2015 có 93 vụ tai nạn tàu cá trên biển, trong đó 34 vụ hư máy thả trôi, 6 vụ đâm va, 19 vụ mắc cạn phá nước, 4 vụ bị tàu Trung Quốc rượt đuổi…
Đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết thời gian qua đơn vị và các lực lượng khác phải thường xuyên bám sát ngư trường để tuần tra, kiểm soát và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh về hoạt động khai thác hải sản trên Biển Đông để ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Bàn về việc tàu cá Trung Quốc gia tăng vi phạm trên Biển Đông, ông Võ Văn Trác - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nghề cá Việt Nam cho biết Hội Nghề cá Việt Nam cực lực lên án, phản đối hành động vi phạm của tàu cá Trung Quốc. “Đây là sự việc rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống ngư dân Việt Nam. Đặc biệt, các tàu cá của Trung Quốc còn vi phạm chủ quyền biển, đảo của Việt Nam” - ông Trác nhấn mạnh.
Ông Trác cũng đề nghị thời gian tới, các đơn vị chức năng liên quan phải có những biện pháp mạnh mẽ hơn nữa, hỗ trợ ngư dân yên tâm vươn khơi; đồng thời không để Trung Quốc tái phạm ngày càng nghiêm trọng. Về phía ngư dân cũng cần nắm vững quy định trên biển để thực hiện cho đúng.
Đồng quan điểm này, ông Lưu Văn Huy nói: “Nước ta có hơn 1 triệu lao động cùng hơn 120.000 tàu thuyền đánh bắt ngoài biển. Chúng ta có đầy đủ bằng chứng để khẳng định về chủ quyền vùng biển, quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông. Lực lượng kiểm ngư sẽ làm hết mình để đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền trên vùng biển”.
Trong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Biển Đông hiện nay, ngày 21/12, tại khu vực không tiết lộ tại Biển Đông, tàu đổ bộ cỡ lớn của Hạm đội Nam Hải mang số hiệu “Cảnh Cương Sơn 999” và tàu tiếp tế hậu cần Type 903A mang số hiệu 963 đã tổ chức cuộc diễn tập tiếp tế trang bị vũ khí, theo thông tin báo Kiến Thức đưa theo trang sohu.com.
Theo đó, cuộc diễn tập lấy bối cảnh tàu tiếp tế 963 thực hiện tiếp tế xa bờ cho tàu đổ bộ Cảnh Cương Sơn 999, cuộc diễn tập nhằm mục đích huấn luyện kỹ năng tiếp tế với thời gian ngắn nhất, nâng cao năng lực tác chiến xa bờ cho tàu đổ bộ.
Tàu đổ bộ Cảnh Cương Sơn là tàu tác chiến đổ bộ tổng hợp có lượng giãn nước lớn nhất của Hải quân Trung Quốc, thuộc Type 071, tàu có lượng giãn nước đầy tải khoảng 20.000 tấn, tàu thuộc biên chế của Hạm đội Nam Hải hoạt động tại khu vực Biển Đông.
Trong thời gian gần đây Trung Quốc liên tục tổ chức các cuộc diễn tập tại Biển Đông. Mới đây nhất, ngày 16/12, Hải quân Trung Quốc đã điều tàu khu trục tên lửa, tàu ngầm, máy bay cảnh báo sớm và chiến đấu cơ thuộc ba hạm đội tới khu vực Biển Đông để tham gia diễn tập đối kháng. Giới quan sát quốc tế cho rằng, Trung Quốc tổ chức các cuộc diễn tập này nhằm thị uy sức mạnh, răn đe các quốc gia láng giềng và các nước ngoài khu vực khi muốn can dự vào tình hình Biển Đông.
Thanh Huyền (T/h)
Bộ Thông tin và Truyền thông gia hạn sử dụng thẻ nhà báo đến hết tháng 3/2016