【kết quả bóng đá quốc gia đức】Tiếp tục khơi thông dòng chảy hàng hóa Việt Nam – Trung Quốc

Xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng 2 con số Trung Quốc là thị trường cung cấp rau quả lớn nhất cho Việt Nam Xuất nhập khẩu hàng hóa: Điểm sáng bức tranh kinh tế 5 tháng đầu năm

Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 2 của Việt Nam

Số liệu thống kê từ Cục Hải quan Lạng Sơn cho thấy,ếptụckhơithôngdòngchảyhànghóaViệtNam–TrungQuốkết quả bóng đá quốc gia đức từ đầu năm đến 15/5, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn của tất cả các loại hình xuất nhập khẩu đạt trên 20,1 tỷ USD.

Xuất nhập khẩu hàng hóa tại khu vực cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn)
Xuất nhập khẩu hàng hóa tại khu vực cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn)

Trong đó, kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu mở tờ khai tại Cục Hải quan Lạng Sơn đạt trên 1,8 tỷ USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 733,96 triệu USD, tăng 12,3% và nhập khẩu đạt trên 1 tỷ USD, tăng 46,8% so với cùng kỳ năm 2023.

Hoạt động xuất khẩu hàng hoá sôi động đã đưa kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc 4 tháng đầu năm đạt 17,7 tỷ USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm ngoái (tương đương kim ngạch tăng thêm 1,74 tỷ USD).

Với kết quả trên, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 2 của Việt Nam (sau thị trường Hoa Kỳ). Đáng chú ý, hết tháng 4 đã có 5 nhóm hàng xuất khẩu của nước ta sang quốc gia láng giềng này đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên, tăng 3 nhóm so với cùng kỳ 2023.

Theo thống kê của Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, từ cuối tháng 4/2024 tới nay, trung bình mỗi ngày có khoảng 400 xe chở mặt hàng hoa quả tươi lên khu vực cửa khẩu của tỉnh (chủ yếu lên cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Tân Thanh). Để đảm bảo chất lượng các lô hàng hoa quả tươi, các cơ quan, lực lượng chức năng tại cửa khẩu đã linh hoạt thực hiện các giải pháp thúc đẩy thông quan mặt hàng này.

Chi cục Hải quan Tân Thanh (Cục Hải quan Lạng Sơn) - cho biết, thời điểm này, trung bình mỗi ngày có khoảng 322 xe chở hàng được làm thủ tục thông quan, trong đó nhập khẩu 195 xe và xuất khẩu 127 xe, chiếm đa số là xe chở nông sản, trái cây tươi. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu qua cửa khẩu Tân Thanh gồm dưa hấu, mít, xoài, thanh long, tinh bột sắn…

Còn tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, mỗi ngày Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị tiếp nhận và giải quyết thủ tục thông quan gần 1.000 xe hàng xuất nhập khẩu, trong đó xuất khẩu khoảng 669 xe và nhập khẩu khoảng 327. Tính riêng số phương tiện chở hàng nông sản, trái cây tươi xuất khẩu mỗi ngày qua cửa khẩu này đạt 248 xe. Chủ yếu là sầu riêng, thanh long, mít, bưởi, vải thiều…

Đáng chú ý, lượng vải thiều từ Bắc Giang đưa lên làm thủ tục xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc qua các cửa khẩu thuộc địa bàn tỉnh Lạng Sơn cũng bắt đầu tăng cao.

Tiếp tục khơi thông dòng chảy nông sản

Ngày 27/5, tại khu vực mốc 1090 - 1091 lối thông quan Tân Thanh (Việt Nam) - Pò Chài (Trung Quốc) diễn ra lễ công bố mở chính thức đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1088/3 - 1089, lối thông quan Tân Thanh (Việt Nam) - Pò Chài (Trung Quốc) khu vực mốc 1090 - 1091; lối thông quan Cốc Nam (Việt Nam) - Lũng Nghịu (Trung Quốc) khu vực mốc 1104 - 1105 thuộc cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) - Hữu Nghị Quan (Trung Quốc).

Chính thức mở đường chuyên dụng cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị-Hữu Nghị Quan (Ảnh: Quang Duy, báo Hải Quan)
Chính thức mở đường chuyên dụng cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị-Hữu Nghị Quan. (Ảnh: Quang Duy, báo Hải Quan)

Đây là sự kiện kinh tế quan trọng, tạo thêm điều kiện để hai bên tăng cường giao lưu nhân dân, mở rộng hợp tác về du lịch, thúc đẩy triển khai thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh; tiếp tục duy trì hoạt động giao thương ổn định qua các cửa khẩu, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa; tiếp tục phát huy vai trò là cầu nối, cửa ngõ giao thương trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc.

Ông Dương Xuân Huyên - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn - cho biết, Lạng Sơn đánh giá cao sự nỗ lực hợp tác tích cực, toàn diện giữa hai Tỉnh - Khu trong thời gian qua và cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây đã luôn ủng hộ, thúc đẩy các nội dung phối hợp với tỉnh Lạng Sơn để cùng tổ chức thành công sự kiện này.

Thời gian tới, để phát huy hơn nữa vai trò cửa khẩu trên bộ lớn nhất giữa Việt Nam - Trung Quốc của cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan, tạo tiền đề thuận lợi trong triển khai hiệu quả mô hình cửa khẩu thông minh tại đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1119 - 1120, 1088/2-1089 thuộc cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn mong muốn: Hai bên tiếp tục phối hợp chặt chẽ, tăng cường trao đổi, cùng báo cáo cấp có thẩm quyền phê chuẩn để các lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan được hưởng đầy đủ tính chất, công năng của cửa khẩu quốc tế.

Cùng với đó, thống nhất các giải pháp nâng cao tiện lợi hóa thông quan, phương thức giao nhận hàng phù hợp với điều kiện và nhu cầu của hai bên. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn tin tưởng rằng, với sự đồng thuận, hợp tác chặt chẽ của hai tỉnh - khu, vị thế vai trò của cặp cửa khẩu Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc sẽ ngày càng được nâng cao và phát triển mạnh mẽ.

Ông Miêu Khánh Vượng - Phó Chủ tịch Chính phủ nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc - cho hay, thời gian qua, quan hệ láng giềng hữu nghị hợp tác giữa Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc và tỉnh Lạng Sơn ngày càng được củng cố, phát triển toàn diện và đi vào chiều sâu. Điều này được thể hiện qua việc hai bên đã tích cực trao đổi, thống nhất để đưa vào vận hành chính thức cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan mở rộng đến lối mở Tân Thanh - Pò Chài, Cốc Nam - Lũng Nghịu. Đây thực sự là sự kiện kinh tế quan trọng của hai bên.

Theo các chuyên gia, việc mở chính thức đường chuyên dụng; các lối thông quan Tân Thanh, Cốc Nam thuộc cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị sẽ như một giải pháp kịp thời nhằm nâng cao năng lực thông quan, đặc biệt đối với mặt hàng nông sản, trái cây tươi xuất khẩu của Việt Nam.

Những năm qua, các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa hai chiều qua các cặp cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) diễn ra thuận lợi và sôi động. Trong đó, năm 2023 tổng kim ngạch các loại hình xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn (Việt Nam) - Quảng Tây (Trung Quốc) đạt trên 52 tỉ USD, tăng hơn 85% so với năm 2022; trong 5 tháng đầu năm 2024 đã đạt trên 22 tỉ USD, tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm 2023.