您现在的位置是:Empire777 > Cúp C1
【kết quả hang 2 anh】Siết chặt kỷ cương, kỷ luật ngân sách: Công khai, minh bạch và tăng cường giám sát của cộng đồng
Empire7772025-01-26 17:35:33【Cúp C1】9人已围观
简介Chi đúng dự toán và cắt giảm những khoản không cần thiết là giải pháp căn cơ. Ảnh: Thuỳ Linh. Thắt kết quả hang 2 anh
Thắt chặt cả thu và chi
Nhiều lần chia sẻ về vấn đề kỷ cương, kỷ luật ngân sách, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng: Trong những năm qua, thu ngân sách luôn đạt và vượt dự toán Quốc hội giao, tuy nhiên, trước yêu cầu đòi hỏi phát triển đất nước, yêu cầu chi rất lớn, nhất là chi cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng chương trình nông thôn mới, khắc phục hậu quả thiên tai,… dẫn đến NSNN vẫn bội chi. Điều đó buộc chúng ta phải thắt chặt kỷ luật, kỷ cương ngân sách. Thắt chặt ở đây, theo người đứng đầu ngành Tài chính, cần phải đảm bảo trên cả hai mặt thu ngân sách và chi ngân sách.
Đối với thu ngân sách, phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý thu, chống thất thu, chống nợ đọng và đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng cho doanh nghiệp. Để thực hiện nhiệm vụ này, Chính phủ, Bộ Tài chính đã, đang và sẽ triển khai nhiều giải pháp. Có thể kể đến như tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về thuế, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư; tập trung tháo gỡ, giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển ổn định, vững chắc, thu hút đầu tư, tăng thêm năng lực sản xuất mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn thu vững chắc, lâu dài cho NSNN. Cùng với đó là đẩy mạnh việc triển khai nộp thuế điện tử bao gồm nộp qua Cổng thông tin điện tử và các kênh điện tử do các ngân hàng thương mại cung cấp; triển khai áp dụng hóa đơn điện tử;...
Bộ Tài chính thường xuyên rà soát, triển khai giao chỉ tiêu phấn đấu tăng thu cho các đơn vị hệ thống tại địa phương phù hợp với thực tế tại các địa bàn, đảm bảo thu NSNN tăng tối thiểu 3% so với dự toán pháp lệnh. Tiến độ thu ngân sách được theo dõi chặt chẽ, xác định chính xác những nguồn thu còn tiềm năng, các lĩnh vực, loại thuế còn thất thu để kịp thời đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả; kiến nghị với UBND chỉ đạo các ngành, các cấp ở địa phương cùng phối hợp với cơ quan Thuế để quản lý thu, đẩy mạnh các biện pháp chống thất thu ngân sách.
Quan trọng nhất trong thu NSNN, để tránh tiêu cực, việc triển khai nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, thu hồi nợ thuế là rất quan trọng. Các đơn vị tổ chức rà soát số nợ thuế, giao chỉ tiêu thu nợ thuế từng tháng, từng quý; thực hiện phân loại các khoản nợ thuế đầy đủ để có giải pháp quản lý, đôn đốc thu phù hợp, phấn đấu tổng số nợ thuế đến thời điểm cuối năm 2018 không vượt quá 5% tổng thu NSNN.
Đối với chi ngân sách, theo tinh thần Hiến pháp năm 2013, tất cả khoản chi phải được dự toán, do đó, các cấp kiên quyết và điều hành chi ngân sách theo dự toán Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp thông qua; tuyệt đối không chi ngoài dự toán, trừ những trường hợp phát sinh, cấp bách, cần phải chi để đảm bảo đời sống của nhân dân. Đồng thời phải cắt giảm những khoản chi không cần thiết; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong khoản chi ngân sách. Đặc biệt trong chi thường xuyên, hội nghị, hội thảo, đi thăm quan nước ngoài, quản lý và sử dụng tài sản công,…
Tiệm cận các tiêu chuẩn quốc tế
Bên cạnh những biện pháp tích cực nói trên, Bộ Tài chính cũng đang thực hiện nghiêm việc công khai, minh bạch ngân sách của Việt Nam theo hướng ngày càng được mở rộng và phủ hợp với thông lệ quốc tế; công khai gắn với minh bạch ngân sách, bên cạnh việc công khai số liệu, còn quy định việc thực hiện công khai báo cáo thuyết minh ngân sách.
Theo Vụ Ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính, nội dung công khai ngày càng được hoàn thiện và đầy đủ, giúp cho người dân có thể theo dõi giám sát toàn bộ quy trình ngân sách từ khâu xây dựng chính sách chế độ, trình dự toán ngân sách, thực hiện, quyết toán ngân sách, cũng như kiểm toán và việc thực hiện các kiến nghị của kiểm toán. Trong khâu xây dựng ban hành cơ chế chính sách thu, chi ngân sách, dự thảo các chính sách thu chi ngân sách trước khi ban hành sẽ được công khai trên trang điện tử của các bộ, ban ngành trong 45 ngày để lấy ý kiến rộng rãi các tổ chức, cá nhân có liên quan; tạo điều kiện cho người dân tham gia góp ý kiến với Chính phủ ngay từ khâu xây dựng và ban hành chính sách ngân sách. Qua đó, giúp cho các cơ quan xây dựng chính sách tiếp thu ý kiến đóng góp của người dân, doanh nghiệp để hoàn thiện thể chế tài chính, ngân sách.
Dự toán NSNN khi trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp (đề xuất dự toán) phải được công khai để cho mọi tổ chức, cá nhân có thể tham gia vào quá trình xây dựng NSNN. Ngoài việc công khai dự toán/quyết toán đã được cấp có thẩm quyền quyết định, phê chuẩn, các cấp còn phải công khai tình hình thực hiện NSNN trong năm (quý, 6 tháng, năm) để giúp cho việc theo dõi, giám sát toàn bộ quy trình ngân sách. Kết quả kiểm toán ngân sách cũng như việc giải quyết các kiến nghị của kiểm toán cũng được công khai.
Hệ thống biểu mẫu được quy định thống nhất từ khâu đề xuất dự toán, quyết định dự toán, thực hiện dự toán trong năm và quyết toán ngân sách năm để đảm bảo tính thống nhất, có thể so sánh, đánh giá. Chỉ tiêu thu chi NSNN được phân loại phù hợp với thông lệ quốc tế và đảm bảo thống nhất giữa chi đầu tư và chi thường xuyên. Bên cạnh công khai số liệu kỳ báo cáo còn công khai cả dự toán đầu năm, cột so sánh tình hình thực hiện dự toán/quyết toán với dự toán đầu năm và so với cùng kỳ năm trước... để tăng cường tính minh bạch trong việc công khai thông tin.
Hình thức công khai cũng được quy định cụ thể, rõ ràng, trong đó yêu cầu bắt buộc phải công khai trên Trang/Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính, UBND cấp tỉnh và Sở Tài chính để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận thông tin.
Cùng với việc tăng cường công tác công khai NSNN, Luật NSNN năm 2015 cũng đã bổ sung quy định NSNN được giám sát bởi cộng đồng và giao cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chủ trì, phối hợp với các thành viên của Mặt trận tổ chức việc giám sát NSNN của cộng đồng; tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân góp ý, kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng NSNN; phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính.
Ông Joel Friedman - Nghiên cứu viên cao cấp Tổ chức Hợp tác ngân sách quốc tế (IBP): Việt Nam đã có nhiều nỗ lực nhằm tăng cường công tác công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý NSNN. Điều này cũng được thể hiện qua các kết quả khảo sát của IBP về chỉ số công khai NSNN được thực hiện tại Việt Nam, kể từ lần đầu tiên vào năm 2006. Theo đó, chỉ số công khai ngân sách của Việt Nam có xu hướng tăng qua các kỳ đánh giá. Những điểm số tăng dần qua từng kỳ khảo sát của chúng tôi đã ghi nhận những tiến bộ và nỗ lực của Việt Nam trong việc thực hiện công khai, minh bạch NSNN. Nếu được thực hiện nghiêm, đây sẽ bước tiến rất lớn của Việt Nam để tiệm cận ngày càng gần hơn với những tiêu chuẩn, tiêu chí quốc tế của các tổ chức tài chính lớn trên thế giới như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Phát triển và Hợp tác Kinh tế (OECD), Tổ chức Kiểm toán Quốc tế (INTOSAI)… Ông Trần Quang Chiểu, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - ngân sách của Quốc hội: Khi thực hiện Hiến pháp 2013, các khoản chi phải được dự toán và áp dụng từ năm 2015. Do đó, công tác kiểm chi từ năm 2015 đến nay có những bước tiến bộ tích cực, không có chuyện chi không có dự toán nên được kiểm soát rất chặt. Hơn nữa, việc quyết toán chi đã được giao cho KBNN nên cũng được kiểm soát chặt hơn. Tuy nhiên, đâu đó vẫn có hiện tượng chi vượt dự toán. Trong quá trình kiểm soát chi, ta phải tìm hiểu rõ nguyên nhân nội hàm của vượt chi. Nếu địa phương có tăng thu mà chi đầu tư cũng tăng so với dự toán thì ta cũng nên khuyến khích. Nhưng ngược lại, nếu chi thường xuyên tăng so với dự toán thì ta phải kiểm điểm. Cần phải xem xét cụ thể vấn đề không chỉ phê bình chung chung, cứ tăng dự toán là khuyết điểm mà phải xem các mục chi, bản chất vấn đề là gì để đánh giá khách quan hơn. Ông Trần Hoàng Ngân - Đại biểu Quốc hội đoàn TP.HCM: Trong tình hình NSNN hiện nay, việc thắt chặt chi tiêu NSNN cũng như thắt chặt kỷ luật NSNN cần phải đặt lên hàng đầu. Vừa qua, Bộ Tài chính - cơ quan quản lý NSNN đã tăng cường kiểm tra, giám sát, nhờ đó đảm bảo chi NSNN không vượt dự toán. Nhìn về tổng thể là khá tốt nhưng ở một số địa phương vẫn còn lỏng lẻ nên chúng ta vẫn phải triển khai Luật NSNN một cách nghiêm ngặt hơn và có hình thức kỷ luật những địa phương, cán bộ ở địa phương chi sai nguyên tắc, chi không đúng quy định và thu hồi. Ngoài ra, các cơ quan cần tích cực triển khai công tác hậu kiểm sau khi Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước được Quốc hội thông qua. Việc chi không đúng quy định có những nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Bên cạnh yếu tố chủ quan là biến động giá cả, thủ tục thể chế,...thì cũng có nguyên nhân chủ quan như cố tình thực hiện chi sai quy định hoặc cố tình kéo dài dự án hoặc làm thay đổi kết cấu dự án, từ đó làm tăng dự toán. Những trường hợp phát sinh do chủ quan nhất định phải thu hồi và quy trách nhiệm. H.V (ghi) |
很赞哦!(912)
相关文章
- Lắp đặt xong 8 nhà ga trên cao tuyến đường sắt Nhổn
- Cung điện Versailles và Bảo tàng Louvre ở Pháp bị đe dọa đánh bom
- Thêm 2 ca mắc COVID
- Basel III là điều kiện cần để ngân hàng Việt hội nhập quốc tế
- Mưa lớn trút nước ở Hà Nội, khắp ngả đường kẹt không lối thoát
- Hội Doanh nhân trẻ tỉnh:Trên 60 triệu đồng hỗ trợ chống dịch COVID
- Lợi nhuận quý II của Bank of America vượt xa ước tính của Phố Wall
- Tai nạn giao thông giảm mạnh sau khi thực hiện chủ trương cách ly toàn xã hội
- Samsung khẳng định vẫn dùng thương hiệu Galaxy Note cho điện thoại
- Ông Zelensky nói về dự định tái tranh cử, IMF cảnh báo Ukraine
热门文章
站长推荐
Giá vàng hôm nay (3/1): Vàng thế giới, vàng miếng và vàng nhẫn đồng loạt tăng mạnh
Lần đầu tiên kể từ ngày 7/3, tròn 36 giờ Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID
Bàn giao 2 công dân Lào sau khi chữa khỏi bệnh
Basel III là điều kiện cần để ngân hàng Việt hội nhập quốc tế
Bộ Nội vụ: Dành 10% tổng quỹ tiền lương cơ bản để thu hút nhân tài
Nga dùng 17 vũ khí tập kích Ukraine trong đêm, ông Biden muốn 60 tỷ USD cho Kiev
2 trường hợp âm tính COVID
Bộ Y tế công bố ca bệnh thứ 240 mắc COVID
友情链接
- Thành Long là nam diễn viên có thu nhập cao thứ hai thế giới
- So sánh ô tô sedan Chevrolet Malibu đối đầu Mazda6
- ‘Cậu nhỏ’ dài bao nhiêu là bình thường?
- Giá vàng SJC lại rẻ kỷ lục
- Tỷ phú Ai Cập muốn mua đảo cho người tị nạn
- Trung Quốc phá giá tiền liên tiếp, NHNN Việt Nam lại ra tay điều chỉnh tỷ giá thêm 1%
- Giá gas bán lẻ tiếp tục giảm 12.000 đồng/bình từ ngày 1/9
- Giá vàng hôm nay 24/8/2015 tiếp tục đà tăng
- Dinh dưỡng cho bà bầu: 'Thần dược' trà xanh với sức khỏe bà bầu
- Ô tô Tàu rầm rộ vào Việt Nam