游客发表
1- Một đôi lần đi ra phía Cửa Hậu (Chính Bắc môn),ôngcònlàgiấcmơtỷ số malmo tôi đã dừng xe, leo lên Thượng thành xem bà con nông dân chăm tỉa rau màu. Ra sát chân bờ tường gạch, bâng khuâng với những xưa cũ rêu phong. Rồi phóng tầm mắt ngắm nhìn những góc phố, những làng mạc yên bình thấp thoáng dưới những táng cây xanh. Lòng mơ về một tour du lịch Thượng thành trong tương lai.
Kinh thành Huế - cửa Thượng Tứ
Cũng không chỉ riêng tôi, rất nhiều người bạn của tôi đến Huế đều ước ao được đi một vòng quanh Thượng thành để ngắm Huế xem sao. Họ bảo, Trung Quốc có Vạn lý Trường thành. Người ta khai thác, và thu về không biết bao nhiêu là mối lợi kinh tế. Việt Nam mình, duy chỉ có Huế là còn lưu giữ được một toà thành gần như nguyên vẹn. Không khai thác mà chỉ để… nhìn thôi thì rất phí. Người Trung Quốc có câu “Bất đáo Trường thành phi hảo hớn”. Huế mình có thể khiêm nhường hơn, nhưng cũng nên có một slogan dạng như “Chưa đáo Thượng thành chưa gọi là du lịch” chẳng hạn.
Vô vàn những câu hỏi gợi sự hứng thú cho khách có thể đặt ra: Thành được ai xây dựng? Xây dựng ra sao? Thời điểm nào? Cao, rộng bao nhiêu? Mấy cửa vào ra? Sao ngoài tên chữ Quảng Đức, Thể Nhân lại còn có tên cửa Ngăn trên, cửa Ngăn dưới? Những truyền thuyết quanh chuyện xây thành? Giá trị quân sự của thành? Những trận chiến nào đã từng diễn ra? vân vân và vân vân…Chu vi trên dưới chục cây số của Kinh thành Huế thừa sức để thoả mãn cho cả những đôi chân khoẻ mạnh nhất. Chưa kể, trên đó, chúng tôi thử “vẽ” một vài viễn cảnh: Chẳng hạn có đoạn nào đó, khách có nhu cầu có thể được đi ngựa, đi võng, đi kiệu; có đoạn được xem cảnh bố phòng thời xưa, xem nạp đạn, bắn súng thần công nó ra làm sao; xem cảnh nhìn trời ngắm sao để làm lịch ở Quan Tượng đài như thế nào. Tất nhiên không thể thiếu những nơi bán hàng lưu niệm, giải khát, thức ăn nhẹ…
Nạo vét sông Ngự Hà
Nghĩ là nghĩ vậy, nhưng tất cả vẫn ở thì... ước ao. Nguyên do là bởi qua năm tháng thời gian, Kinh thành Huế nhiều điểm đã bị xuống cấp. Đặc biệt là có đến cả ngàn hộ đang cư trú, canh tác ngay trên Thượng thành và các Eo bầu... Muốn lập được một tuor như vậy, điều trước hết là phải giải toả, tái định cư cho được bộ phận dân cư nói trên. Mà đó là vấn đề không hề đơn giản và vô cùng tốn kém. Cách đây hơn 10 năm, số tiền được tính toán đưa ra vượt sức chịu đựng của ngân sách địa phương, vốn Trung ương thì... Chính vì vậy, giấc mơ cứ kéo dài mãi và ngỡ chắc vẫn còn tiếp nữa...
2- Bất chợt, trước thềm năm mới Tân Mão-2011, gặp ông Nguyễn Đình Cáng, Giám đốc Ban Đầu tư và Xây dựng TP Huế, ông Cáng hồ hởi: Thượng thành xem như thông rồi? Gần như chắc chắn sẽ khởi động từ năm 2011 này. Sẽ giải tỏa hết và dứt điểm tất cả các hộ dân đang cư ngụ, sản xuất trên Thượng thành và khu vực 2 Eo bầu ở phía Nam. Sau khi giải toả xong sẽ tiến hành san gạt mặt bằng, trả lại nguyên trạng cho di tích.
Cũng theo ông Nguyễn Đình Cáng, khu tái định cư đã được “định vị” sẵn sàng tại Hương Sơ. Sẽ có 5 khu chung cư chất lượng cao được xây dựng tại đây, diện tích mỗi căn hộ bình quân 45-54m2, bao gồm 2 phòng ngủ, phòng khách, bếp, khu vệ sinh khép kín... Ngoài ra, cũng sẽ có một số diện tích phân lô. Tổng diện tích cho cả 5 khu chung cư và phân lô vào khoảng 3,2ha. Hiện tại đã tiến hành san nền, làm hạ tầng điện, thoát nước, bó vỉa, cắm mốc phân lô…
Những bậc cấp do người dân tự xây dựng để leo lên Thượng thành
Việc đền bù giải tỏa, di dời, tái định cư, và kể cả giúp dân chuyển đổi nghề nghiệp sẽ kéo dài trong 4 năm, từ 2011-2015. Kinh phí thực hiện khoảng 164 tỷ đồng. Vấn đề là nguồn từ đâu? Thay câu trả lời, ông Cáng cho tôi xem Công văn số 8395/VPCP-KTTH của Văn phòng Chính phủ do ông Phạm Văn Phượng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng ký ngày 18-11-2010 thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng về việc bố trí vốn cho các dự án trùng tu bảo tồn di tích Cố đô Huế, trong đó giao trách nhiệm cụ thể: “Bộ KHĐT phối hợp Bộ Tài chính bố trí vốn từ nguồn hỗ trợ có mục tiêu trong kế hoạch 2011 để thực hiện các dự án trùng tu Đại nội và hoàn thành công tác giải tỏa dân cư lấn chiếm trên Kinh thành theo tiến độ thực hiện các dự án bảo đảm tuân thủ đúng Kết luận 48 của Bộ Chính trị... Ngoài ra, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động cân đối ứng vốn từ ngân sách địa phương để hoàn thành dự án...”.
Tất nhiên, từ văn bản cho đến lúc có vốn là cả một “khoảng cách” không hề nhỏ. Song, ông Nguyễn Đình Cáng khẳng định với chúng tôi, rằng lần này là rất triển vọng và chắc chắn là sẽ không ách tắc...
3- Tôi dừng xe dưới chân một góc thành, theo những bậc cấp do người dân tự xây để leo lên ngôi nhà số 144 đường Xuân 68 trên Thượng thành. Chủ nhân là bà Phan Thị Thí, 60 tuổi. Bà Thí làm nghề chạy chợ mà như bà nói là “buôn đồ tàn bán đồ tẹt” để kiếm tiền nuôi bầy con 5 đứa ăn học. Chồng bà, một công nhân ngành giao thông đã mất do tai nạn lao động cách đây gần 20 năm khiến gánh nặng cơm áo càng đè nặng lên đôi vai của bà. Ngôi nhà trên Thượng thành này được vợ chồng bà mua lại của một người khác từ năm 1975, mà đó đã là người chủ thứ 2. Bà bảo, hồi ấy vợ chồng bàn nhau ở trên Thượng thành cho đỡ chạy lụt Vậy nên mua. Sau đó thì xin phép phường làm nhà. Ngôi nhà làm tạm, sau xuống cấp, hư hỏng, hai vợ chồng gom góp, đúc ít bờ lô và xây tường che. Hỏi có nghe tin về giải tỏa, di dời không? Bà Thí bảo: Nghe có... mấy chục năm ni rồi, nhưng mô cứ hoàn nấy. Hỏi, thích ở đây hay đi nơi khác? Bà thiệt thà: Ở đây quen, sướng nữa là an ninh trật tự rất tốt. Nhưng khổ là không yên bụng, nay nghe giải tỏa, mai nghe di dời, nhà hư không sửa được. Nhưng đi nơi khác thì... Tui chạy chợ, nghe mấy chị ở Bãi Dâu, Phú Mậu kể cũng ngán, báo đài cũng mới lên, nhà chưa ở đã hư. Lại nữa, nhà mình độc lập quen rồi, ở chung cư, quên đôi dép bên ngoài cũng mất... Mà tình hình kiểu ni, rồi đường mô cũng đi. Thôi thì cho đi sớm. Chỉ mong ông Nhà nước quan tâm, khắc phục cho mấy cái sơ sót vừa rồi cho bà con nhờ...
Nhà cửa dày đặc trên thượng thành
Tâm trạng của bà Thí, có lẽ cũng là tâm trạng chung của các hộ dân trên Thượng thành. Chuyện nhà hư, nước hỏng ì xèo một thời, BQL của ông Cáng đã kiểm tra, buộc các B phải khắc phục khẩn cấp. Hy vọng đó là kinh nghiệm và sẽ không bao giờ tái diễn, không chỉ với khu chung cư Hương Sơ sắp đến...
Như vậy là với dự án chỉnh trang Thượng thành, giấc mơ của tôi, và cũng là của nhiều người nữa, đã không còn là giấc mơ. Vấn đề là, sau khi giải tỏa, chỉnh trang và trả lại mặt bằng cho Thượng thành, nó sẽ được quản lý, khai thác như thế nào; đến bao giờ thì bạn và tôi có thể thỏa thuê du ngoạn, ngắm nhìn Huế từ trên vòng Kinh thành cổ kính khá nguyên vẹn duy nhất còn lại ở Việt Nam? Điều đó, theo thiển ý của riêng tôi, còn tùy thuộc thêm cái “bắt tay” thật chặt giữa thành phố, Trung tâm BTDTCĐ Huế và ngành Văn hóa - Thể thao - Du lịch...
Và không chỉ có chỉnh trang Thượng thành, Huế đã xây dựng Đề án Nâng cấp chỉnh trang đô thị Huế giai đoạn 2011-2020 với 19 dự án lớn trình UBND tỉnh phê duyệt để thực hiện. Bên cạnh dự án chỉnh trang sông Ngự Hà đang được triển khai với số kinh phí 90 tỷ đồng, còn có các dự án: chỉnh trang, tôn tạo các hồ Nội thành; chỉnh trang Hộ thành hào, sông Kẻ Vạn, sông Lấp Kim Long, sông Bạch Yến; chỉnh trang các tuyến phố Nguyễn Huệ, Đống Đa – Lê Quý Đôn, Hùng Vương, Lê Lợi; mở và xây dựng thêm một số tuyến đường: Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Hoàng, Ngô Hà, tuyến vành đai 2... với tổng kinh phí đầu tư từ ngân sách Nhà nước trên 1.865 tỷ đồng. Tất cả để nhằm làm cho Huế xứng tầm với đô thị hạt nhân và làm động lực thúc đẩy để cả tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong một tương lai chắc chắn là không còn xa nữa...
Diên Thống
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接