Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng khẳng định,ểnđổisốViệtNamCầnthêmcúhíchmạvòng loại cúp c2 năm 2022 - 2023 chuyển đổi số sẽ là trọng tâm trong quá trình thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Có thể nói “đôi cánh” để Việt Nam bay lên là công nghệ và khát vọng phát triển, đặt ra một sứ mệnh mới với ngành Thông tin và Truyền thông.
Chuẩn bị sẵn sàng
Việt Nam xác định chuyển đổi số toàn diện dựa trên ba trụ cột chính là Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Trong đó, Chính phủ số để phục vụ người dân tốt hơn. Kinh tế số giúp người dân giàu hơn. Xã hội số khiến người dân hạnh phúc hơn. Ông Đỗ Công Anh, Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, chuyển đổi số năm 2021 đã bước đầu đạt được một số kết quả. Đặc biệt, nhận thức về chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, người dân đã được nâng cao.
Dịch COVID-19 làm Chính phủ, doanh nghiệp và người dân đều nhận thức rằng chuyển đổi số là xu hướng tất yếu và động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, góp phần đẩy lùi dịch bệnh, phục hồi kinh tế.
Trong 2 năm qua, dịch COVID-19 là một yếu tố bất ngờ thúc đẩy cải cách hành chính của Việt Nam có bước tiến mới. Gần 3.000 dịch vụ công được tích hợp trên hệ thống này đã tạo ra một sự thay đổi chưa từng có so với trước đó. Sau khi trục liên thông văn bản quốc gia và cổng dịch vụ công quốc gia đi vào vận hành hơn một năm qua đã góp phần tiết kiệm hàng nghìn tỉ đồng và hàng chục triệu giờ công lao động. Đặc biệt, nhiều địa phương trên toàn quốc đã có bước tiến mạnh mẽ trong việc tích hợp các dịch vụ công tại địa phương lên cổng dịch vụ công quốc gia và mạnh dạn thực hiện chuyển đổi số trên các lĩnh vực thế mạnh của địa phương.
Chuyển đổi số, công nghệ thông tin cũng có những đóng góp quan trọng trong phòng, chống dịch cũng như thích ứng với dịch COVID-19 tại Việt Nam. Trong lĩnh vực y tế, mạng lưới khám chữa bệnh từ xa Telehealth đã phát triển với hơn 1.000 cơ sở y tế được kết nối. Nhờ vậy đã thu hẹp khoảng cách y tế giữa các vùng miền, giữa tuyến trung ương và địa phương, tỷ lệ chuyển tuyến giảm xuống dưới 10% so với mức 30% trước đây, tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm và giảm tải cho hệ thống y tế.