【kết quả augsburg】TS. Vũ Đình Ánh: "Thuế tài sản là sắc thuế rất phổ biến trên thế giới"
Xin ông giải thích về bản chất của thuế tài sản?ũĐìnhÁnhampquotThuếtàisảnlàsắcthuếrấtphổbiếntrênthếgiớkết quả augsburg
Thuế tài sản trước hết nằm trong hệ thống thuế và đối tượng đánh thuế của nó là tài sản. Tài sản ở đây được hiểu nghĩa là những của cải vật chất sử dụng cho sản xuất và tiêu dùng. Tuy nhiên, đánh thuế tài sản ở mức độ nào thì tùy thuộc vào điều kiện KT-XH của từng quốc gia và không có sự đồng nhất.
Việc đánh thuế và lộ trình đánh thuế như thế nào cũng phụ thuộc vào những điều kiện đó. Tôi khẳng định đầu tiên thuế tài sản là sắc thuế rất phổ biến, phổ thông trên thế giới và nằm trong hệ thống thuế. Ở Việt Nam, thuế này đã được ghi trong Chương trình cải cách thuế đồng bộ đến năm 2020.
Trong dự thảo Bộ Tài chính có đưa ra ngưỡng không chịu thuế đối với nhà ở là 700 triệu đồng. Ở nông thôn thì không phải vấn đề quá lớn nhưng tại các đô thị như Hà Nội, TP.HCM, nhà ở xã hội của người thu nhập thấp cũng đã có giá này rồi. Theo ông, mức như này có hợp lý hay không?
Tôi nghĩ để bình luận vấn đề hợp lý hay không thì cần rất nhiều thời gian để phân tích, tại sao lại là 700 triệu đồng mà ko phải 600 triệu đồng, hay 1 tỷ đồng thậm chí một số đề xuất còn nói phải nhà 7 tỷ đồng mới đánh thuế,... Có rất nhiều cách lập luận, mỗi cách có 1 căn cứ, cơ sở khác nhau.
Vì vậy, việc cơ quan soạn thảo đưa ra cơ sở để lý giải nguyên nhân đưa ra ngưỡng nhất định về giá trị nhà phải đạt được thuyết phục chung. Sau đó là việc phải giải thích từng bước một cách thuyết phục về căn cứ đó.
Thuế là một vấn đề không chỉ liên quan về mặt kinh tế, tài chính, xã hội mà còn liên quan đến rất nhiều các lĩnh vực khác nhau. Do đó, khi đưa ra những lập luận hơi đơn giản có thể sẽ tạo ra những bức xúc.
Có ý kiến cho rằng, hiện nay người dân đã đóng tiền thuế sử dụng đất rồi, giờ lại đóng thuế tài sản nữa, liệu có thuế chồng thuế? Ông nghĩ sao?
Trước hết khái niệm thuế chồng thuế cũng cần phải được làm rõ hơn. Như tôi khẳng định thuế tài sản lần này được đưa ra đặt trong tổng thể cải cách hệ thống thuế, do đó, các nội dung về thuế tài sản này sẽ được đặt cân đối với các sắc thuế khác trong tổng thể đó nên việc thuế chồng thuế một cách trực tiếp sẽ không xảy ra.
Thứ hai, khi có thuế tài sản, tiền sử dụng đất chắc chắn phải có sự điều chỉnh trên nguyên tắc tạo ra tính đồng bộ để khắc phục những bất cập trong thực tế hiện nay. Tôi cũng hi vọng rằng nhân việc chúng ta bàn thảo về dự thảo Luật Thuế tài sản lần này, chúng ta có thể đưa ra những phương khắc phục được hạn chế đang xảy ra trong thực tế liên quan đến đất và các khoản thu về đất như hiện nay.
Nhưng phải hiểu rõ ở đây có 2 khái niệm khác nhau. Tiền sử dụng đất thì có thể có sự điều chỉnh còn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp thì sẽ được bãi bỏ sau khi có Luật Thuế tài sản khi mà đất được coi là một loại tài sản.
Theo ông, việc thực hiện cơ cấu các sắc thuế để đảm bảo cân đối ngân sách cần được thực hiện theo lộ trình như thế nào để người dân không cảm thấy nặng nề?
Trước hết phải khẳng định lại một lần nữa, những điều chỉnh Bộ Tài chính đưa ra đều đã có lộ trình, nằm trong Chương trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2020 với từng giai đoạn, kế hoạch cụ thể.
Vấn đề đặt ra là cần có cách truyền thông hợp lý, cơ quan soạn thảo cần đứng từ phía đối tượng chịu thuế để giải thích, thuyết phục đưa ra những căn cứ lập luận chắc chắn để tránh vấp phải bức xúc xã hội.
Ngoài ra, tôi cho rằng, mong muốn của người dân là việc sử dụng đồng tiền thuế hợp lý và công khai minh bạch. Người ta sẽ chỉ vui lòng trả thuế, nộp thuế nếu người ta hiểu những đồng thuế đó được sử dụng một cách đích đáng và tiết kiệm. Ta cũng cần thiết phải thể hiện được điều này mỗi khi đưa ra ý định điều chỉnh thuế.
Xin cảm ơn ông!