Đừng tin máy sục ozone quá mức
Nhiều doanh nghiệp sản xuất,ôngnênphómặcsứckhỏechomákết quả trận beijing guoan phân phối, nhập khẩu thiết bị, máy móc có tính năng sục khí ozone quảng cáo, nói quá về sản phẩm như có thể trừ 99,99% vi khuẩn, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng…Tuy nhiên, theo các chuyên gia viện Vật lý Kỹ thuật – Trường đại học Bách Khoa (Hà Nội), ozone có những công dụng tốt nhưng phải biết cách dùng. Nếu không, máy tạo, sục khí ozone có thể đem lại tác dụng ngược, ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.
Người tiêu dùng nên lựa chọn máy sục khí ozone phù hợp với không gian và sức khỏe gia đình mình. Ảnh minh họa |
Chị Nguyễn Thị Phương – Long Biên (Hà Nội) cho biết, nghe theo quảng cáo công năng, tác dụng “tuyệt vời” của máy sục khí ozone, chị đã bỏ ra cả tháng lương để mua được một chiếc máy về dùng với mục đích "giải độc" thực phẩm.
“Nghe người bán giới thiệu, máy "giải độc" cho thực phẩm có công năng “trừ khử” hoàn toàn thuốc trừ sâu và diệt 99,99% vi khuẩn có hại trong rau quả. Máy cũng được quảng cáo là có thể khử mùi hôi trong tủ lạnh, lò vi sóng, bảo quản thực phẩm tươi ngon lâu hơn, làm nước tiệt trùng bát đĩa, diệt khuẩn trong không khí…nên đã mua về sử dụng”, chị Phương nói.
Cũng theo chị Phương, chị đã tìm hiểu kỹ về công năng của ozone từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Đặc tính hóa học của ozone là phân hủy nhiều chất hữu cơ, tiêu diệt bào tử nấm và vi khuẩn. Đặc biệt là ozone có thể dưỡng khí oxy, hoàn toàn không độc hại. Vì thế, hàng ngày, sau khi mua rau, quả, thịt tại chợ về, trước khi chế biến chị đều cho vào máy "giải độc" trong vòng 5 -10 phút.
Tuy nhiên, trong lần trả lời câu hỏi của báo giới gần đây, ông Nguyễn Hồng Anh - Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội lại cho rằng, máy ozone chỉ có tác dụng vệ sinh bề mặt rau, củ, quả. Tức là chúng có tác dụng làm sạch các vết bẩn có thể nhìn thấy được và một số vi sinh vật trên bề mặt rau, củ, quả.
“Với những sản phẩm rau, củ, quả…chất độc hại đã thẩm thấu vào bên trong thì sử dụng máy ozone cũng không có tác dụng”, ông Hồng Anh cho biết.
Nên phòng từ xa
Với những lời quảng cáo như “rót mật vào tai” của các nhà sản xuất, phân phối, nhập khẩu máy móc, thiết bị tạo, sục khí ozone, các chuyên gia cho rằng, người tiêu dùng nên cân nhắc cẩn thận trước khi lựa chọn, quyết định mua, sử dụng.
Trên thị trường có rất nhiều loại máy sục khí ozone khác nhau nhưng trước khi lựa chọn mua người tiêu dùng nên tư vấn sử dụng kỹ lưỡng trước khi sử dụng. Ảnh minh họa |
Đặc biệt, các chuyên gia cho rằng, lạm dụng hoặc dùng không đúng cách máy và khí ozone, rất có thể mang lại tác dụng ngược.
Cụ thể, để có tác dụng phân hủy các hóa chất, sát khuẩn trên bề mặt, máy ozone phải đạt nồng độ đủ lớn. Nhưng nếu để ozone thoát ra ngoài không khí với lượng lớn lại không tốt cho sức khỏe của người dùng. Nhất là những người có tiền sử, có bệnh liên quan đến đường hô hấp khí ozone có thể làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, tiếp xúc nhiều, lâu dài với khí ozone với lượng lớn, rất có thể mắc các bệnh liên quan đến thần kinh, hô hấp.
Trong nhiều trường hợp, có thể bị ngộ độc khí ozone và mắc các triệu chứng nhức đầu, khó thở, ho khan. Nặng hơn nữa có thể bị hen suyễn hoặc tổn thương thị giác, bệnh đục thủy tinh thể dẫn tới mù lòa.
Để phòng tránh và sử dụng ozone hiệu quả, người tiêu dùng nên cân nhắc và lựa chọn các thiết bị sục, tạo khí ozone có tính năng tác dụng phù hợp với không gian và sức khỏe gia đình. Đặc biệt, cần mua hàng chính hãng của những doanh nghiệp có thương hiệu, có tên tuổi, được kiểm định, kiểm tra chất lượng. Hơn nữa, cũng cần phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng cũng như tư vấn của nhà sản xuất trước khi sử dụng máy.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã quy định ngưỡng an toàn của ozone là 0,06 ppm (0,06ml ozon/1 lít không khí). Cho nên khi bắt đầu ngửi được mùi hôi tanh của ozon (khi đó nồng độ ozon khoảng 0,02-0,05 ppm) thì nên tránh xa ngay, nhất là với người bị bệnh hen suyễn hoặc trẻ em. Ngoài ra, khí ozon cũng có thể làm hư hại các vật liệu bằng cao su và làm hoen gỉ nhanh các vật bằng kim loại trong nhà. |
Sơn Hiền