【bóng đá số tỷ lệ cược】Doanh nghiệp sôi động những cú “bắt tay” chiến lược
Đòn bẩy hợp tác
Vào đầu tháng 11 vừa qua, trong chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tới Việt Nam, hàng loạt hợp đồng thương mại giữa DN Việt Nam và Hoa Kỳ đã được ký kết, tổng giá trị lên tới 12 tỷ USD trong nhiều lĩnh vực. Tiêu biểu như hợp đồng giữa công ty chuyên về thiết kế, chế tạo và cung cấp động cơ máy bay với 2 “đại gia” hàng không Việt Nam là Vietnam Airlines và Vietjet; hợp đồng nhập khẩu xe đầu kéo với Công ty Cổ phần tài chính Hoàng Huy (TCH), bên cạnh đó, phía DN Hoa Kỳ còn cam kết chuyển giao kỹ thuật để TCH xây các trung tâm bảo hành, dịch vụ sửa chữa xe ô tô trên toàn quốc…
Ở lĩnh vực khác, thời gian gần đây, nổi lên “làn sóng” ký kết hợp tác giữa ngân hàng và các công ty bảo hiểm. Tiêu biểu như việc “bắt tay” chiến lược dài hạn giữa Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Dai-ichi Việt Nam (Dai-ichi Life Việt Nam) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank) cùng nhiều ngân hàng bán lẻ khác... Những hợp tác này được ký kết với hy vọng nhằm giúp các ngân hàng chuyển dần theo hướng tăng nguồn thu phi tín dụng để nâng cao hệ số an toàn, nâng cao hiệu quả trong kinh doanh. Theo ông Trần Đình Quân, Thành viên Hội đồng Thành viên, Tổng giám đốc Dai-ichi Life Việt Nam, việc hợp tác là cơ hội để DN phát huy kinh nghiệm và nền tảng vốn có kết hợp với mạng lưới phục vụ khách hàng, dịch vụ ngân hàng của SHB tại thị trường Việt Nam để đẩy mạnh đầu tư kênh phân phối Bancassurance (kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng – PV) trở thành “đòn bẩy” cho sự tăng trưởng bền vững của cả hai bên.
Ngoài các lĩnh vực nêu trên, hiện thị trường còn rất nhiều các hoạt động hợp tác khác trong tất cả các lĩnh vực. Theo đó, có những DN “bắt tay” với trường nghề, trường đại học để chuẩn bị sẵn nguồn nhân lực chất lượng cho chính DN; có những DN công nghệ thông tin “bắt tay” với các DN dịch vụ, DN sản xuất để nâng cao khả năng quảng bá, ứng dụng công nghệ vào sản phẩm… Tựu chung lại, những cái bắt tay hợp tác này đều dựa trên quan điểm đôi bên cùng có lợi, theo xu hướng để có thể mang lại sự phát triển hiệu quả nhất.
Xu thế tất yếu
Theo các chuyên gia, việc liên kết giữa các DN tại Việt Nam còn rất lỏng lẻo, không chỉ giữa các DN trong nước với nhau mà còn giữa DN trong nước với DN đầu tư nước ngoài (FDI). Nguyên nhân không chỉ vì thói quen làm ăn mà còn do các DN chưa gặp nhau, chưa hiểu nhau và chưa tìm được điểm chung về lĩnh vực và chiến lược kinh doanh; trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là nhiều DN Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của đối tác. Điều này khiến các DN mất nhiều thời gian để mở rộng hoạt động kinh doanh, sản xuất. Do đó, với xu thế “bắt tay” kết nối giữa nhiều DN như trên đã nêu, các chuyên gia kỳ vọng sẽ là tín hiệu tốt cho sự phát triển của DN.
Nói về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Đặng Đình Đào, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và phát triển, Đại học Kinh tế quốc dân cho hay, xu hướng hợp tác giữa các DN để cùng phát triển, tăng sức cạnh tranh với DN nước ngoài sẽ tạo cơ hội, hiệu quả để các DN có sản phẩm, dịch vụ tốt hơn, tạo thế mạnh và khả năng cạnh tranh. Vấn đề là việc “bắt tay” hợp tác này phải đáp ứng đúng theo các yêu cầu pháp luật; nếu là “bắt tay” để lũng đoạn, phá giá thị trường thì cần biện pháp ngăn cấm và xử lý. “Với xu thế hội nhập hiện nay, việc hợp tác giữa các DN là xu thế tất yếu khách quan, nhưng phải dựa trên tinh thần thượng tôn pháp luật, tự nguyện, theo định hướng phát triển kinh tế của cả nước…”, chuyên gia Đặng Đình Đào nhận định.
Rõ ràng, nhìn vào xu hướng hợp tác giữa các DN hiện nay, nhất là các DN nhỏ và vừa thì vẫn còn yếu kém. Nhiều DN nhỏ và vừa Việt Nam đã hợp tác với các DN nước ngoài nhưng chỉ là nhận gia công một công đoạn, làm một khâu nhỏ trong toàn bộ quá trình sản xuất của DN lớn… Do đó, những hợp đồng hợp tác lớn hiện thường chỉ xuất hiện với các DN lớn và có uy tín trong nước, “cửa” dành cho các DN nhỏ và vừa còn rất nhỏ hẹp.
Vì thế, để tận dụng những lợi thế và hiệu quả từ những thương vụ hợp tác, các DN Việt Nam cần nâng mình lên. Bên cạnh đó, theo chuyên gia Đặng Đình Đào, để có thể tiến hành hợp tác, các DN cần xác định lại tư tưởng kinh doanh, phải từ bỏ lối kinh doanh chụp giật, ngắn hạn sang chiến lược dài hạn; DN phải đầu tư công nghệ, nhân lực để có thể chủ động, sẵn sàng đáp ứng những cơ hội hợp tác. Đặc biệt, vị này còn cho rằng, hệ thống pháp luật phải nâng cao khả năng thích ứng, môi trường kinh doanh phải tạo thuận lợi để những cú “bắt tay” tỷ đô được hiện thực hóa, làm an tâm các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài.