Sau nỗ lực ngoại giao của nhiều nước,ệucủtỷ số đá bóng việt nam hôm nay đặc biệt là Nga và Mỹ, phần lớn người dân Syria vừa hưởng được không khí thanh bình kéo dài 2 tuần do thực hiện thỏa thuận ngừng bắn tạm thời giữa chính phủ và các bên nổi dậy ở nước này. Đây được cho là cơ sở hiếm hoi để tiếp tục thực hiện các cuộc đàm phán giữa các bên đối địch nhằm tìm giải pháp hòa bình để chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài 5 năm qua gây nhiều mất mát, đau thương cho người dân ở quốc gia Trung Đông này.
Quang cảnh một cuộc đàm phán về Syria. Ảnh: AP
Thỏa thuận ngừng bắn tạm thời tại Syria do Nga và Mỹ đề xuất nhằm chấm dứt các hành động thù địch tại quốc gia này có hiệu lực từ ngày 27-2 vừa qua và có thời hạn thực thi trong 2 tuần. Theo các nhà phân tích, thỏa thuận ngừng bắn được các bên thực thi trong 2 tuần qua phần nào đã làm dịu diễn biến khủng hoảng tại Syria, tình hình tại quốc gia Trung Đông này đã được cải thiện. Mặc dù có những cáo buộc vi phạm thỏa thuận ngừng bắn của các bên, nhưng theo các nhà phân tích, thỏa thuận ngừng bắn cơ bản được thực thi đã tạo được sự tin tưởng về khả năng giải quyết cuộc khủng hoảng tại Syria một cách triệt để. Nhà phân tích Sarkis Kassargian nhận định: “Đây là lần thứ ba các bên thực thi một nỗ lực ngừng bắn như vậy. Các bên chưa thể sẵn sàng dỡ bỏ những mối nghi ngờ lẫn nhau, song sự tin tưởng có thể được bồi đắp từng bước một. Các bên đều nhận thấy sự cần thiết phải tiếp tục một tiến trình chính trị tại Syria. Họ đều khẳng định cách duy nhất chấm dứt cuộc khủng hoảng tại Syria là thông qua đối thoại và một giải pháp chính trị, chứ không phải sử dụng vũ lực”.
Cuộc đàm phán hòa bình về Syria do Liên Hiệp Quốc bảo trợ ban đầu dự kiến nối lại vào ngày 7-3 tại Geneva (Thụy Sĩ), nhưng sau đó tiếp tục bị hoãn lại do những nguyên nhân về kỹ thuật và hậu cần cũng như để thỏa thuận ngừng bắn được thực thi hiệu quả hơn.
Theo Đặc phái viên Liên Hiệp Quốc về Syria Staffan de Mistura, các cuộc đàm phán hòa bình về Syria bắt đầu khởi động vào ngày 14-3 tại Geneva và kéo dài khoảng 10 ngày. Cuộc đàm phán lần này sẽ tập trung vào việc xây dựng một chính phủ chuyển tiếp ở Syria, xúc tiến các cuộc bầu cử và tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân về bản hiến pháp mới ở Syria. Vòng đàm phán đầu tiên về tình hình Syria vào năm 2014 đã thất bại, với điểm mấu chốt khó được các bên thống nhất là số phận của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Các nhóm đối lập chính ở Syria tuyên bố tham gia đàm phán tại Geneva. Trong một tuyên bố, Ủy ban Đàm phán Cấp cao (HNC) gồm đại diện các lực lượng đối lập tại Syria, cho biết họ tham gia các cuộc đàm phán như một phần cam kết đối với các nỗ lực quốc tế, nhằm chấm dứt tình trạng đổ máu và tìm ra một giải pháp chính trị cho cuộc chiến dai dẳng suốt 5 năm qua tại quốc gia Trung Đông này. Tuyên bố trên còn nhấn mạnh, không đặt bất cứ điều kiện tiên quyết nào trong đàm phán, song các bên phải tôn trọng lệnh ngừng bắn và các vấn đề về nhân đạo.
Đến nay, vấn đề tranh cãi chưa thể ngã ngũ trong các cuộc đàm phán chính là số phận của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, người mà phương Tây cùng các quốc gia vùng Vịnh phản đối ông tham gia vào tiến trình chuyển tiếp chính trị. Trong khi đó, các nước đồng minh của Syria là Nga, Iran lại khẳng định rằng điều đó phải do chính người dân Syria quyết định thông qua bầu cử.
Theo Đặc phái viên Liên Hiệp Quốc về Syria Staffan de Mistura, vòng đàm phán này được dự báo là khó khăn khi khúc mắc lớn nhất giữa các bên hiện nay vẫn là số phận của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Tuy nhiên, việc các bên chấp nhận tham gia đàm phán để thảo luận những vấn đề gai góc nhất giải quyết về tình hình Syria đã cho thấy dấu hiệu tích cực về một giải pháp lâu dài cho cuộc khủng hoảng tại Syria vốn đã kéo dài trong suốt 5 năm qua, khiến cho khoảng 270.000 người thiệt mạng và hàng triệu người phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn.
TRUNG HƯNG tổng hợp