(HG) - Dự án thành phần đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và đoạn Hậu Giang - Cà Mau đã tổ chức thi công từ đầu năm 2023,ẩntrươngphnbổhơntriệumctchocaotốcCầnThơvdqg các dự án cao tốc khác chưa triển khai và sẽ triển khai sau từ 6 tháng đến 1 năm. Để đáp ứng ngay nguồn vật liệu cho dự án thành phần đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và đoạn Hậu Giang - Cà Mau và không làm ảnh hưởng đến tiến độ, Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa đề nghị Thủ tướng Chính phủ có văn bản yêu cầu các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Vĩnh Long khẩn trương phân bổ nguồn cát cho 2 dự án thành phần nhằm đảm bảo tiến độ triển khai năm 2023.
Kiến nghị các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long phân bổ nguồn cát bảo đảm tiến độ thi công cao tốc Cần Thơ - Cà Mau.
Cụ thể, tỉnh An Giang là 3,3 triệu m3, tỉnh Đồng Tháp là 3,3 triệu m3, tỉnh Vĩnh Long 2,5 triệu m3. Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và địa phương liên quan chủ động làm việc với các cơ quan của Bộ Giao thông Vận tải, Ban Quản lý dự án xác định cụ thể vị trí các khu vực mỏ, sớm triển khai những công việc cần thiết để cung cấp vật liệu cho các dự án.
Theo rà soát trước đó của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã cấp 60 giấy phép khai thác cát san lấp với tổng trữ lượng khoảng 63 triệu m3, tổng công suất 14 triệu m3/năm. Trữ lượng còn lại khoảng 37 triệu m3. Số liệu tổng hợp từ quy hoạch của địa phương, ngoài các mỏ đang khai thác, tổng trữ lượng các mỏ trong quy hoạch khoảng 215,58 triệu m3. Trong đó, tỉnh An Giang khoảng 54,54 triệu m3/13 mỏ; tỉnh Đồng Tháp khoảng 33,57 triệu m3/10 mỏ; tỉnh Vĩnh Long khoảng 42,3 triệu m3/10 mỏ; tỉnh Sóc Trăng khoảng 85 triệu m3. Tuy nhiên, đối với tỉnh Sóc Trăng thuộc khu vực hạ lưu sông Tiền và sông Hậu, chất lượng cát kém do lẫn nhiều tạp chất, hàm lượng bùn sét lớn.
NGỌC ANH