【kết quả thi đấu hôm qua】Hình thành quỹ hưu trí tự nguyện cần chuẩn bị kỹ lưỡng, thận trọng

hinh thanh quy huu tri tu nguyen can chuan bi ky luong than trongKhông có chuyện mất cân đối thu chi quỹ hưu trí vào năm 2025
hinh thanh quy huu tri tu nguyen can chuan bi ky luong than trongCần “cú mồi” chính sách cho quỹ hưu trí
hinh thanh quy huu tri tu nguyen can chuan bi ky luong than trongTiếp tục hoàn thiện quy định về bảo hiểm xã hội và quỹ hưu trí tự nguyện
hinh thanh quy huu tri tu nguyen can chuan bi ky luong than trong
Ảnh minh họa: Internet

Trả lời câu hỏi của phóng viên tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều ngày 1/3, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết, vào năm 2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định 88/2016/NĐ-CP về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện. Đây là cơ sở pháp lý đầu tiên để hình thành quỹ hưu trí tự nguyện.

Đại diện lãnh đạo Bộ Tài chính khẳng định, việc hình thành quỹ hưu trí tự nguyện sẽ là nguồn vốn nhằm đảm bảo an sinh xã hội, tạo nguồn vốn đầu tư dài hạn cho thị trường vốn.

“Nhưng đây là vấn đề rất mới đối với Việt Nam, đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng, đòi hỏi thời gian và phải rất thận trọng. Quỹ hưu trí tự nguyện cần sự tham gia tự nguyện của người hưởng chế độ hưu trí. Vì thế, hiện nay, Bộ Tài chính đang phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội để nghiên cứu ban hành thông tư về thỏa ước của người lao động trong việc mua chứng chỉ quỹ, cũng như phải có chương trình phần mềm để quản lý tài khoản cá nhân khi giao dịch chứng chỉ quỹ này”, Thứ trưởng Vũ Thị Mai nêu rõ.

Vào năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 144/QĐ-TTg phê duyệt Đề án hình thành và phát triển chương trình hưu trí tự nguyện tại Việt Nam.

Theo Đề án, đến năm 2020, có khoảng 400-500 doanh nghiệp với khoảng 150 nghìn người tham gia mua sản phẩm bảo hiểm hưu trí hoặc đóng góp vào các quỹ hưu trí tự nguyện theo hình thức ủy thác đầu tư; doanh số tích lũy của các quỹ hưu trí tự nguyện để đầu tư trở lại nền kinh tế, trong đó có thị trường vốn, chứng khoán khoảng 10-12 nghìn tỷ đồng.