Empire777

CBCC Hải quan Hữu Nghị kiểm tra thực tế hàng hóa NK. Ảnh: H.Nụ​​​. Lợi ích thiết thựcÔng Vy Công Tư lịch thi đấu bóng đá giải pháp

【lịch thi đấu bóng đá giải pháp】Hải quan Lạng Sơn: Chuyển biến tích cực trong công tác quản lý

hai quan lang son chuyen bien tich cuc trong cong tac quan ly

CBCC Hải quan Hữu Nghị kiểm tra thực tế hàng hóa NK. Ảnh: H.Nụ​​​.

Lợi ích thiết thực

Ông Vy Công Tường,ảiquanLạngSơnChuyểnbiếntíchcựctrongcôngtácquảnlýlịch thi đấu bóng đá giải pháp Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn cho biết, từ khi triển khai thi hành Luật Hải quan 2014 lượng hàng hóa XNK qua địa bàn quản lý của Hải quan Lạng Sơn tăng đáng kể, đặc biệt là hàng XK, (chủ yếu là mặt hàng hoa quả tươi được XK theo loại hình xuất biên giới H21, xuất kinh doanh B11); tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa giảm đáng kể giúp hàng hóa được thông quan nhanh chóng, tạo điều kiện tối đa cho DN.

Triển khai Cơ chế một cửa quốc gia theo Luật Hải quan là một thuận lợi với cộng đồng DN và cơ quan Hải quan khi giúp rút ngắn thời gian trong quá trình vận chuyển văn bản, tiết kiệm được chi phí cho DN, chứng từ được giao dịch và lưu giữ dưới dạng điện tử nên thuận lợi cho công tác quản lý, cũng như minh bạch hóa thông tin, nhật ký giao dịch.

Đến nay, Hải quan Lạng Sơn đã nghiên cứu, triển khai áp dụng quản lý rủi ro và quản lý tuân thủ hải quan ở mức độ cao hơn, sâu hơn trong hoạt động quản lý hải quan hiện đại. Kết quả, tính đến hết năm 2017, tất cả các Chi cục hải quan trong toàn Cục đều thành lập Tổ quản lý rủi ro nhằm thực hiện tốt nhất công tác quản lý rủi ro cấp chi cục và phối hợp có hiệu quả với đơn vị quản lý rủi ro cấp cục.

Hải quan Lạng Sơn thường xuyên chỉ đạo đơn vị quản lý rủi ro cấp cục, chi cục tăng cường kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai hải quan, hỗ trợ việc quyết định kiểm tra hàng hóa trong quá trình làm thủ tục hải quan, kiểm tra sau thông quan cũng như công tác hoàn thuế, không thu thuế đối với hàng hóa XNK; từ đó, có thể hỗ trợ việc lựa chọn kiểm tra phù hợp, giảm thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thông quan. Kết quả cho thấy, tỷ lệ tờ khai phải thực hiện chuyển luồng có xu hướng giảm (từ 0,7 xuống còn 0,4%) qua các năm nhưng tỷ lệ phát hiện vi phạm có dấu hiệu tăng từ 1,6 đến 13,5%. Từ năm 2015- 2017, riêng đơn vị quản lý rủi ro cấp cục đã thực hiện biện pháp xác định trọng điểm kiểm tra đối với 77 tờ khai và phát hiện 31 vụ việc vi phạm với tổng số tiền truy thu và tiền phạt nộp NSNN là 2,74 tỷ đồng, ông Vy Công Tường cho biết thêm.

Đặc biệt, Luật Hải quan 2014 đã đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với Luật Thuế XK, thuế NK, Luật Quản lý thuế nên những hạn chế trong công tác thu thuế đối với hàng hóa XNK đã được khắc phục.

Cần giải pháp đồng bộ

Sau 3 năm triển khai, quá trình thực hiện Luật Hải quan 2014 cũng đã bộc lộ không ít khó khăn, hạn chế. Qua trao đổi, đại diện một số DN cho rằng, các văn bản, thông tư hướng dẫn ban hành còn quá dài, với nhiều quy định khó hiểu, khó thực hiện, nhiều quy trình còn mang tính thủ công; nhiều quy định không phù hợp với thủ tục hải quan điện tử làm kéo dài thời gian thông quan hàng hóa, gây khó khăn cho DN. Đặc biệt, có ý kiến cho rằng, việc rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa so với yêu cầu của Nghị quyết 19/NQ-CP vẫn còn chậm, thủ tục kiểm tra chuyên ngành hàng hóa XNK còn gây khó khăn cho DN.

Qua tiếp xúc với một số DN có hoạt động XNK qua địa bàn các cửa khẩu Hữu nghị, Tân Thanh, Cốc Nam, phóng viên Báo Hải quan ghi nhận các DN đều mong muốn, quy định của Luật Hải quan 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành được áp dụng thống nhất từ các đơn vị Hải quan địa phương. Đặc biệt, sự phối hợp giữa cơ quan Hải quan và các cơ quan khác như ngân hàng, cơ quan Thuế, cơ quan quản lý liên ngành, Quản lý thị trường... cần được phát triển theo hướng thắt chặt quan hệ nhằm hỗ trợ hoạt động thông quan hàng hóa của DN.

Bên cạnh đó, đại diện các DN cũng kiến nghị cơ quan Hải quan cần liên kết chặt chẽ với các cơ quan quản lý/giám định chuyên ngành để có thể nhận kết quả kiểm tra chuyên ngành sớm nhất (bản điện tử), không cần chờ bản gốc kết quả từ DN, góp phần giảm thời gian thông quan, tiết kiệm thời gian làm thủ tục hải quan và chi phí cho DN.

Cục Hải quan Lạng Sơn cho biết, thời gian qua đơn vị cũng đã đưa ra nhiều giải pháp như áp dụng cơ chế kiểm tra chất lượng sau khi thông quan, trong đó, việc theo dõi lô hàng thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành do cơ quan kiểm tra chuyên ngành thực hiện, cơ quan Hải quan chỉ cần giải quyết mang hàng về bảo quản khi có công văn đề nghị của cơ quan kiểm tra chuyên ngành. Tuy nhiên để tạo điều kiện nhiều hơn nữa cho DN, Hải quan Lạng Sơn đề nghị cải tiến phần mềm tự động kiểm tra, phân tích, xác định giá tính thuế. Đặc biệt Hệ thống thông quan điện tử VNACCS/VCIS cần được cải tiến phù hợp với tình hình thực tế. Cụ thể, tên hàng phải được tăng lượng ký tự, tờ khai năm nào thì sẽ đồng bộ với biểu thuế và chính sách quản lý của năm đó hoặc thời kỳ đó. Hay công tác quản lý rủi ro cần được vận hành theo hướng tự động phân tích dữ liệu, đưa ra cảnh báo dấu hiệu gian lận bằng việc chuyển luồng kiểm tra thực tế hàng hóa...

Luật Hải quan 2014 còn tạo cơ sở pháp lý để thực hiện việc kiểm soát phòng ngừa, ngăn chặn hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, tạo điều kiện để cơ quan Hải quan chủ động thực hiện các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát trong và ngoài địa bàn hoạt động hải quan. Theo đó, trong 3 năm, Hải quan Lạng Sơn đã phát hiện và bắt giữ 1.701 vụ vi phạm với trị giá ước tính trên 100 tỷ đồng. Đã xử phạt vi phạm hành chính 1.316 vụ với số tiền thu nộp NSNN đạt gần 49 tỷ đồng; khởi tố 3 vụ và chuyển cơ quan khác khởi tố 15 vụ.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap