Cơ quan Hải quan luôn ưu tiên tạo thuận lợi cho hàng xuất khẩu,ỗinămhơntriệugiaodịchcủadoanhnghiệpđượccơquanHảiquanxửlý3/3.5 đặc biệt là nông sản | |
Doanh nghiệp và cơ quan Hải quan vướng thực hiện chính sách ưu đãi thuế đối với sản phẩm tái chế |
Ông Lê Đức Thành chia sẻ tại Tọa đàm. Ảnh: t.Bình. |
Lợi ích từ điện tử hóa
Ông Lê Đức Thành chia sẻ, đến nay cơ chế chính sách để tạo nền tảng cho việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong lĩnh Hải quan ngày càng được cải thiện đáng kể theo hướng ưu tiên, tạo thuận lợi cho thực hiện thủ tục điện tử.
“Hiện nay, khối lượng công việc của ngành Hải quan rất lớn, tăng trưởng nhanh qua từng năm như: tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu từ 10% đến 15%/năm, năm 2022 dự kiến đạt 720 đến 740 tỷ USD; mỗi năm ngành Hải quan thực hiện hơn 15 triệu giao dịch của hơn 80.000 doanh nghiệp xuất nhập khẩu; tố thu ngân sách bình quân tăng trên 10%/năm… nhưng nhờ ứng dụng CNTT nên việc thông quan hàng hóa diễn ra nhanh chóng, hầu như doanh nghiệp không còn phàn nàn về việc làm thủ tục hải quan. Thông qua các hội nghị đối thoại doanh nghiệp mà chúng tôi tham dự, doanh nghiệp chủ yếu kiến nghị về cải thiện về chính sách, về quy định để hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp được thuận lợi”, Cục trưởng Cục CNTT và Thống kê hải quan chia sẻ.
Tọa đàm “Chuyển đổi số ngành Tài chính: Áp lực dẫn đầu và dư địa nào cho thời gian tới?” (HQ Online) - Từ 14h-15h30 ngày 21/10 diễn ra Tọa đàm trực tuyến “Chuyển đổi số ngành Tài chính: Áp lực dẫn đầu và dư ... |
Ngoài thủ tục hải quan điện tử, một ứng dụng CNTT khác mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp là nộp thuế điện tử 24/7.
Trước đây, để nộp thuế doanh nghiệp phải thực hiện trực tiếp, nghĩa là mang tiền nộp trực tiếp ở kho bạc hoặc cơ quan Hải quan.
Tuy nhiên, thực hiện chủ trương hạn chế sử dụng tiền mặt và tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp, từ năm 2014 đến nay cơ quan Hải quan thực hiện nhiều giải pháp giúp việc thu nộp ngân sách được thuận lợi.
Cụ thể, đến nay Tổng cục Hải quan đã kết nối hệ thống với 40 ngân hàng thương mại, qua đó cho phép doanh nghiệp được nộp thuế qua nhiều phương thức điện tử và thực hiện 24/7.
“Cách đây 5 năm, cơ quan Hải quan dừng hoàn toàn việc thu thuế bằng tiền mặt. Điều này vừa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, vừa tăng tính công khai, minh bạch”, ông Lê Đức Thành nói.
Đẩy mạnh số hóa
Về những mục tiêu liên quan đến Kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, ông Lê Đức Thành cho biết, kế hoạch này tập trung vào các mục tiêu trọng tâm như: đến năm 2025 từ 95% hồ sơ hải quan trở lên được số hóa. Bởi, hiện nay dù 95% giao dịch của doanh nghiệp với cơ quan Hải quan được thực hiện bằng phương thức điện tử, nhưng một số giấy phép của các bộ, ngành hay C/O… vẫn được doanh nghiệp scan để gửi đến cơ quan Hải quan, chưa đáp ứng yêu cầu số hóa.
Mục tiêu quan trọng thức hai là tái thiết kế quy trình nghiệp vụ để thực hiện quy trình thủ tục hải quan số.
Mục tiêu quan trọng thứ ba là 80% công tác kiểm tra, giám sát hải quan được thực hiện trên môi trường số
Để cụ thể hóa các mục tiêu về chuyển đổi số và hướng tới mô hình Hải quan thông minh, ngành Hải quan đang tập trung tái thiết kế quy trình nghiệp vụ và đã hoàn thành bước đầu tiên.
Tuy nhiên, để chuyển đổi số thành công, ngoài nỗ lực của ngành Hải quan, ông Lê Đức Thành bày tỏ rất cần sự phối hợp, ủng hộ từ cộng đồng doanh nghiệp, từ hệ thống ngân hàng thương mại và các bộ, ngành liên quan để vừa tạo thuận lợi thương mại, vừa giúp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước nói chung.